Đổi thay trên vùng đất “11 cô gái sông Hương”

14:30 29/04/2023

Từ vùng đất đầy bom đạn, khắc nghiệt trong 2 cuộc kháng chiến, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) - nơi Tiểu đội 11 cô gái sông Hương ra đời nay đang từng ngày thay da đổi thịt, đời sống kinh tế địa phương ngày càng phát triển, người dân có mức thu nhập tăng cao… Thủy Thanh là xã điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Những ngày giữa tháng 4/2023, nhiều cựu binh có dịp trở về chiến trường xưa ở xã Thủy Thanh. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Toàn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng Ban liên lạc Hội Trường Sơn xã Thủy Thanh cho biết: “Mỗi lần về chiến trường xưa là một dịp để chúng tôi tri ân đồng đội, gợi nhắc lại quá khứ hào hùng, bi tráng của những người con không tiếc máu xương vì độc lập. Cuộc hội ngộ này không chỉ ôn lại ký ức của những người cầm súng chiến đấu bảo vệ bình yên cho quê hương, mà còn là bài học ý nghĩa để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau tiếp nối con đường cha ông họ đã gìn giữ, cũng như nhắc nhở chúng ta phải sống cho xứng đáng với người đã mất”.

thuy-thanh1.jpg -0
Điểm tham quan hầm bí mật Cồn Miệu tại xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế).

Địa danh Thủy Thanh Anh hùng, nơi tiểu đội 11 cô gái sông Hương được khai sinh và đi vào sử sách. Ngày ấy, theo tiếng gọi của Tổ quốc, 11 cô du kích sông Hương của làng Vân Thê (xã Thủy Thanh) đã lên đường nhập ngũ ở cái tuổi mười tám, đôi mươi. Một trong những chiến công hiển hách của tiểu đội, là vào ngày 12/2/1968, 11 cô gái sông Hương đã tổ chức đánh địch phản kích từ hướng Thuận An lên, đẩy lùi một tiểu đoàn bộ binh Mỹ, tiêu diệt 120 tên tại ngã ba chợ Cống, phường Phú Hội (TP Huế), góp phần giữ vững địa bàn và bảo toàn lực lượng cho bộ đội chủ lực. Với thắng lợi đó, Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi với bốn câu thơ:

“Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường

Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường

Bác khen các cháu dân quân gái

Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương…”.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến, bên cạnh hàng nghìn người con ưu tú tham gia chiến đấu, gia đình có công với cách mạng, trên địa bàn xã Thủy Thanh hiện có 656 liệt sĩ, 66 mẹ được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 238 gia đình có công với cách mạng, 85 thương bệnh binh, 7 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, hàng ngàn huân, huy chương, bằng khen các loại, đặc biệt xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1978.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các căn hầm bí mật năm xưa, ông Trần Duy Việt, Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh cho biết, căn hầm bí mật đầu tiên được phục dựng nằm trong nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hàng ở thôn Vân Thê Nam. Căn hầm được xây trong kháng chiến chống Mỹ, làm nơi che giấu, nuôi dưỡng nhiều cán bộ, chủ chốt hoạt động, chỉ đạo phong trào kháng chiến tại Thừa Thiên-Huế.

Đại tá Nguyễn Viết Hùng, nguyên Giám thị Trại giam Bình Điền (Bộ Công an) - một trong những nhân chứng sống nhớ lại: “Cuối năm 1971, tôi được lãnh đạo tỉnh đưa về hoạt động tại xã Thủy Thanh và được mẹ Nguyễn Thị Hàng nuôi dưỡng trong căn hầm bí mật. Căn hầm này cũng là nơi các đồng chí: Hoàng Lanh, Lê Duy Vy, Đỗ Dũng… trú ẩn để hoạt động, chỉ đạo phong trào đấu tranh”.

Ngoài căn hầm bí mật tại nhà mẹ Nguyễn Thị Hàng, 2 căn hầm ở cồn Miệu và Đền Văn Thánh (làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh)- nơi nuôi dưỡng, che giấu nhiều cán bộ, chiến sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang cũng đã được phục dựng từ kinh phí của Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế và địa phương. “Việc phục dựng các hầm bí mật này không chỉ góp phần lưu dấu một thời cách mạng sục sôi trên mảnh đất anh hùng mà còn giúp những người ở xa khi trở lại quê hương và du lịch trong và ngoài nước biết đến những dấu tích lịch sử ngày xưa; giúp những cựu binh đã hoạt động tại đây khi trở về có dịp ôn lại kỉ niệm của những tháng năm hào hùng”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Toàn chia sẻ.

Theo chính quyền xã, đình làng Thanh Thủy Chánh cũng là nơi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về công tác, triển khai nhiệm vụ cách mạng vào các năm 1948, 1950. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình làng Thanh Thủy Chánh là nơi bộ đội, dân quân du kích tập luyện, cất giấu vũ khí chuẩn bị cho phong trào Đồng Khởi… Hiện, chính quyền xã Thủy Thanh tiếp tục phục dựng những căn hầm bí mật trên địa bàn. Để phần nào bù đắp, tri ân, chia sẻ với những mất mát của người dân Thủy Thanh qua 2 cuộc kháng chiến; chính quyền xã xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để sửa chữa, xây nhà tình nghĩa, chăm lo cho đối tượng chính sách, hỗ trợ cho những hộ đặc biệt khó khăn…

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, người dân và chính quyền xã Thủy Thanh đã vượt khó vươn lên, đưa kinh tế của xã ngày càng phát triển, khởi sắc. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch được nâng cấp, mở rộng. Tại Thủy Thanh hiện có 2 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động địa phương. Trong đó, thương hiệu “gạo thơm Thủy Thanh” ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường và được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện, sản phẩm đang vươn mạnh ra các thị trường và sắp tới sẽ nhân rộng, cần thêm một lượng lớn lao động.

Ông Lê Ngọc Sơn, Bí thư Thị ủy Hương Thủy cho biết, xã Thủy Thanh có 5 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia. Thêm lợi thế giáp TP Huế, có cảnh quan thiên nhiên đậm chất làng quê, Thủy Thanh đang phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, du lịch cộng đồng với hơn 200 hộ dân tham gia. “Từ ngày du lịch cộng đồng ở xã phát triển, khách Tây kéo về đây nườm nượp. Vì vậy, người dân địa phương có thêm nhiều việc để làm, tăng thêm thu nhập đáng kể”, bà Nguyễn Thị Hoa (67 tuổi, trú xã Thủy Thanh) phấn khởi cho biết.

Di tích quốc gia cầu Ngói Thanh Toàn.

Xác định du lịch cộng đồng là ngành kinh tế mũi nhọn, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân xây dựng nâng cấp sản phẩm du lịch, dịch vụ homestay, trải nghiệm theo hướng du lịch bền vững. Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế cho biết, xã Thủy Thanh đã được UBND tỉnh công nhận là đơn vị hành chính cấp xã từ loại II lên loại I. Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, Thủy Thanh tiếp tục bắt tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đây là một trong những xã được chọn xây dựng thành phường theo lộ trình 2023 - 2024.

“Thủy Thanh là một xã điển hình về tốc độ đô thị hóa và chuyển biến nhận thức của người dân trong nếp sống văn minh đô thị. Xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế ấn tượng, điển hình, có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy nói riêng và tỉnh Thừa Thiên-Huế nói chung”, ông Phan Ngọc Thọ cho hay.

Hải Lan

Giữa rừng xanh trập trùng, thêm hai mái nhà mới khang trang, vững chãi vừa được khánh thành ở bản Huổi Hán và Mấn 2, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là hai trong số hàng nghìn ngôi nhà đã và đang được Bộ Công an xây dựng tại Lai Châu. Dù không phải là những công trình đồ sộ, cũng không phải là phép màu từ cổ tích, những ngôi nhà này là hiện thân của nghĩa tình, trách nhiệm và tình yêu thương mà Bộ Công an mang đến dành tặng đồng bào vùng cao gặp nhiều khó khăn.

Những giây phút đếm ngược đến đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), cũng là những phút đếm ngược thời khắc lên đường tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) của ba sĩ quan Công an thuộc Tổ công tác số 5. Thật tự hào khi các sĩ quan lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế vào dịp đặc biệt của đất nước.

Chiều 24/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức chương trình Gặp mặt, tọa đàm với chủ đề “Viết tiếp bản hùng ca”, nhằm tri ân đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của TTXVN đã từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia.

Giám đốc Công an TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho CLB CAHN lọt vào Top 3 V.league 2024/2025 đồng thời giành chức vô địch Cúp Quốc gia 2024/2025; giành ngôi vô địch Giải vô địch các CLB Đông Nam Á góp phần đưa bóng đá Công an Hà Nội vươn tầm khu vực.

Ngày 24/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành nội dung phiên họp.

Hội thảo “Biến đam mê công nghệ thành bước đệm sự nghiệp” đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp học sinh, sinh viên định hướng lộ trình phát triển bản thân phù hợp, những thách thức của sinh viên từ giảng đường bước vào thị trường lao động; những cơ hội ngành nghề cho giới trẻ trước làn sóng bùng nổ công nghệ cũng như cách thức nâng cao kỹ năng để sẵn sàng bước vào thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Không khí tưng bừng trên từng góc phố, con đường. Màu cờ nhuộm đỏ các tuyến phố chính, những con hẻm nhỏ, tung bay trong tự do như hân hoan chào đón Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ai cũng hân hoan chiêm ngưỡng sự bình yên, vẻ đẹp của  thống nhất….

Chiều 24/4, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt giữ Trương Thanh Nhã (SN 2000, ngụ Cà Mau) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Nhiều tháng không có mưa khiến cuộc sống và sinh hoạt của người dân tại các xã Lục Khu, huyện Hà Quảng, Cao Bằng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do thiếu nước trầm trọng. Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Cao Bằng không quản ngại khó khăn, kịp thời triển khai nhiều đợt tiếp nước miễn phí đến tận các bản làng xa xôi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.