Sâu thẳm Trường Sơn

07:41 07/04/2025

Giữa Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, người phụ nữ dáng gầy, tóc bạc trắng, lặng lẽ đặt bó hoa cúc vàng lên phần mộ, trên bia chỉ vỏn vẹn mấy dòng: "Liệt sĩ chưa biết tên, hy sinh năm 1972". Bà đứng lặng rất lâu, rồi khe khẽ gọi: "Có phải con không, Hưng?!".

Suốt hàng chục năm qua, bà đã đi khắp các nghĩa trang từ Hà Tĩnh vào đến Quảng Trị, lần theo từng mẩu thông tin mong manh để tìm con, người lính mới mười chín tuổi ra đi năm ấy và không trở lại.

Giữa hơn một vạn ngôi mộ trên Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, có biết bao cuộc gặp gỡ như thế - muộn màng, day dứt, nhưng cũng đầy yêu thương. Trong sâu thẳm Trường Sơn, không chỉ có máu và lửa, mà còn có nước mắt, ký ức và những lời hẹn chưa trọn của người ở lại với người nằm xuống.

Máu xương gửi lại Trường Sơn

Đường Trường Sơn, huyết mạch nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không chỉ là kỳ tích quân sự mà còn là biểu tượng của ý chí quật cường, tinh thần hy sinh vô bờ bến. Dưới những tán rừng rậm rạp, giữa những đèo dốc hiểm trở, hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt qua bom đạn, đói rét, sốt rét rừng, để đưa từng viên gạch, bao gạo, khẩu súng đến chiến trường.

Song, không phải ai cũng trở về. Họ đã nằm lại trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, máu thấm đỏ từng mỏm đá, từng dòng suối. Có người ngã xuống giữa trận bom, có người kiệt sức trên đường gùi hàng, có người hy sinh khi đang sửa cầu, lấp hố bom… Họ hy sinh lặng lẽ, tên tuổi chỉ được khắc lên những tấm bia đơn sơ. Nhưng chính sự hy sinh đó đã góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

truong son.jpeg -0
Du khách đến viếng, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, ý tưởng xây dựng một nghĩa trang quốc gia cho các liệt sĩ Trường Sơn bắt đầu được hình thành. Vị trí được chọn là đồi Bến Tắt, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nơi từng là trọng điểm ác liệt nhất trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Ngày 19/5/1977, đúng dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ, công trình Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn chính thức khởi công. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, công nhân và nhân dân địa phương đã tham gia thi công. Giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cơ sở vật chất thiếu thốn, họ đã miệt mài san đồi, mở lối, xây mộ, dựng đài tưởng niệm. Mỗi viên đá được đặt xuống là một tấm lòng tri ân, một nén hương cho những người đã khuất.

Sau ba năm xây dựng, ngày 10/4/1980, Nghĩa trang chính thức khánh thành. Với tổng diện tích hơn 140.000m², nơi đây là nơi an nghỉ của 10.333 liệt sĩ, trong đó có 4.371 mộ liệt sĩ có tên, quê quán rõ ràng, còn lại là những ngôi mộ chưa biết tên. Nghĩa trang được chia thành 10 khu vực theo các quân khu. Ở vị trí trung tâm là Đài tưởng niệm, nơi mỗi ngày có hàng trăm, hàng ngàn lượt người đến dâng hương, tưởng nhớ. Những hàng mộ thẳng tắp, nghiêm trang, như đội hình quân ngũ đang chờ ngày trở về trong vinh quang.

Những cuộc trò chuyện giữa nghĩa trang

Mỗi ngôi mộ ở Trường Sơn là một câu chuyện. Và phía sau những ngôi mộ ấy là những cuộc tìm kiếm không mệt mỏi của những người ở lại. Bà Trần Thị Tư, 82 tuổi, quê ở Thanh Hóa, suốt gần 30 năm đi dọc Trường Sơn tìm hài cốt chồng - liệt sĩ Lê Văn Hòa, hy sinh năm 1971 tại chiến trường Quảng Trị.

"Ngày ông ấy đi, tôi mới sinh thằng út được hai tháng. Đến lúc đất nước thống nhất cũng chỉ nhận được giấy báo tử, không biết mộ chồng nằm đâu. Từ đó, cứ nghe ai nói thấy mộ liệt sĩ ở đâu là tôi đi…", giọng bà Tư chậm rãi, kể lại. Không riêng gì bà Tư, còn đó hàng ngàn người vợ, người mẹ, người con, người em vẫn ngày ngày tìm trong mịt mù thông tin một dấu vết người thân. Có người may mắn tìm được, có người cả đời không biết con, chồng mình nằm đâu.

Mỗi ngày, nghĩa trang Trường Sơn đón hàng trăm lượt khách thăm viếng. Có những đoàn cựu chiến binh tóc đã bạc, tay run run đặt vòng hoa lên mộ bạn. Có những em học sinh được thầy cô đưa đến để hiểu về quá khứ. Và cũng có những người đến một mình, thầm thì như đang trò chuyện với người thân.

Ông Nguyễn Thành Công, cựu chiến binh quê Nghệ An, mỗi năm đều đặn trở lại Trường Sơn một lần. Ông nói: "Ở đây có đồng đội tôi, thằng Hùng hy sinh năm 1972 khi mới 20 tuổi. Nó dặn, nếu tao không về, nhớ thắp hộ nén nhang. Hàng chục năm rồi, tôi vẫn làm theo lời nó".

Thời gian trôi, chiến tranh lùi xa, nhưng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn mãi là chứng tích thiêng liêng của một thời máu lửa. Nơi đây không chỉ là điểm đến của lòng tri ân, mà còn là trường học của lịch sử, nơi giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, sự hy sinh và trách nhiệm với quá khứ. Bà Nguyễn Thị Bé, từng hàng chục năm làm hướng dẫn viên tại nghĩa trang, chia sẻ: "Mỗi ngày tôi đều kể đi kể lại những câu chuyện về các liệt sĩ, về những cuộc chiến đấu và hy sinh. Có người bảo tôi làm mãi không chán à? Tôi nói: không, vì mỗi câu chuyện là một lần tôi được sống cùng họ".

Giữa đại ngàn Trường Sơn, tiếng gió vẫn gọi. Những người đã ngã xuống nơi đây không còn cô đơn. Họ sống trong lòng dân tộc, trong từng trang sử, trong từng lời kể, trong từng bước chân người đến viếng. Và Trường Sơn - nơi khởi nguồn của những khúc tráng ca bất tử - mãi là biểu tượng của tinh thần Việt Nam: kiên cường, bất khuất, nhân hậu và thủy chung.

Thanh Bình

Ngoài 131 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Cao Bằng xoá nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đang phối hợp UBND tỉnh Lai Châu để thống nhất chủ trương hỗ trợ xây dựng mới 1.100 căn nhà, trị giá 66 tỷ đồng; triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La từ nguồn kinh phí 1,3 tỷ đồng của Bộ Công an hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào bị thiệt hại do thiên tai chuyển sang.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Sáng 23/4 (giờ địa phương), một phần của cây cầu bắc qua sông Triều Bạch, Thuận Nghĩa, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bị sập sau khi xảy ra hỏa hoạn. Theo thông báo của Sở Giao thông vận tải Bắc Kinh, cây cầu xảy ra tai nạn là cầu vòm bê tông cốt thép.

Hôm 23/4 (giờ địa phương), Ủy ban châu Âu - cơ quan điều hành Liên minh châu Âu (EU), quyết định phạt 2 “đại gia” công nghệ Apple và Meta của Mỹ tổng cộng 700 triệu euro (khoảng 798 triệu USD) vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 (giờ địa phương) về việc có thể giảm đáng kể mức thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc dường như thể hiện sự thay đổi lập trường một cách mạnh mẽ, phát đi tín hiệu tích cực cho nỗ lực hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều qua đến sáng sớm nay (24/4), khu vực vùng núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 60mm: Bảo Lạc (Cao Bằng) 63.8mm, Đăk Song 3 (Gia Lai) 102.6mmm, Tân Tiến (Bình Phước) 112mm, ….

Lợi dụng nhu cầu đặt buồng, phòng khách sạn, đặt tour du lịch của người dân tăng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều đối tượng đã lập trang fanpage, website giả mạo các trang chính thức của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort, Công ty lữ hành để lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách du lịch. Vì nhẹ dạ cả tin và thiếu cẩn trọng nên đã có không ít người sập bẫy lừa của các đối tượng với thủ đoạn này.

TP Huế là một trong 10 địa phương của cả nước có đường biên giới tiếp giáp với Lào tại huyện Sa Mouay (tỉnh Salavan) và huyện Kaleum (Sekong), với chiều dài đường biên giới khoảng 80km. Nơi đây có cửa khẩu A Đớt - Tavang, Hồng Vân - Kutai và nhiều đường mòn, lối mở thông thương với các bản đối biên của Lào.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Một hội thảo nhằm ghi nhận những ý kiến, đóng góp từ các chuyên gia, nhà quản lý đối với Đề án phát triển điền kinh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 24/4. Khá nhiều kỳ vọng về việc sẽ làm rõ hướng đi của điền kinh Việt Nam từ hội thảo này.

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.