Ông Bí thư “người con Đàm Thủy”

05:17 07/11/2019
Thượng tá Mê Văn Đạt là cán bộ của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng tăng cường cho xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Anh giữ cương vị Bí thư Đảng ủy xã 12 năm; Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch xã 9 năm; năm nay anh bước qua tuổi 51, đã có “cháu nội, cháu ngoại” nhưng vẫn được người dân thân thương gọi “người con Đàm Thủy”.

Nhiều người biết tới anh như một vị “cứu tinh” của mảnh đất giàu có nhưng cũng lắm “oan khiên” này. Người ta phần nhiều nhìn vào những thành tích mà anh đã đạt được chứ ít ai biết đến những nghị lực vươn lên trong cuộc sống, biết được những khó khăn anh đã và vẫn phải đối mặt…

Từ một màu xanh áo lính

Xuất thân từ một gia đình thuần nghề nông lại đông con và nghèo khó ở một xã xa xôi miền núi là xã Hưng Đạo thuộc huyện Bảo Lạc, Cao Bằng, Mê Văn Đạt phải chịu thêm thiệt thòi là mồ côi mẹ từ thuở thiếu thời. 

Cuộc sống vô cùng vất vả nhưng ít ai có thể ngờ được cậu bé Đạt vẫn nắm đuôi ngựa vượt đường dốc gần 20 cây số đều đặn đến trường. Buổi học, buổi làm tự nuôi sống bản thân, kiên trì học tập. Năm 1984, anh xung phong vào quân đội khi mới có 16 tuổi, vừa mới vào lớp 10. Tôi thắc mắc sao anh lại bỏ dở việc học tập khi đã gần đến đích như vậy? 

Anh tâm sự: “Lúc đó cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc vẫn còn nóng bỏng ở nhiều nơi, nguyện vọng của mình là được vào quân đội để được đi chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Cũng phải thú thực là lúc đó cuộc sống khó khăn quá, mình nghĩ vào quân đội là môi trường tốt và nếu muốn học cũng sẽ học được nhiều điều. Lúc đó thanh niên thường có câu nói “Quân đội là trường đại học lớn” mà”.

Thượng tá Mê Văn Đạt cùng người dân xã Đàm Thủy bàn về xây dựng kinh tế.

Thật may mắn cho cậu bé hiếu học, sau khi xét thấy anh đạt tiêu chuẩn về trình độ văn hóa cũng như sức khỏe, quân đội đã chấp nhận và tiếp tục cử anh đi học tại Trường Văn hóa ngoại ngữ của Bộ Tư lệnh BĐBP, lúc đó đang đóng tại Sóc Sơn, Hà Nội. Rồi anh lại tiếp tục thi đỗ vào Học viện Biên phòng và học một lèo hết chương trình đại học. 

Đến năm 1990, ra trường với tấm bằng loại ưu, theo thông lệ anh sẽ được ưu tiên chọn những đồn có “vị trí đẹp”, thì anh lại tình nguyện xin vào đồn Cô Ba (ở xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc). Đồn này thời đó được mệnh danh là đồn “3 không”: không đường, không nước, không tường gạch… thậm chí còn phải thêm một “không” nữa là “không bóng người”. Rất vất vả! Thế nhưng anh coi đó là cách mình tri ân BĐBP đã đào tạo mình trở thành một sĩ quan.

Sau đồn Cô Ba là đồn Xuân Trường, cũng là một nơi vô cùng gian khổ nhưng anh luôn hứa với mình phải phấn đấu công tác thật tốt. 

Qua nhiều vị trí công tác như đội trưởng Đội vận động quần chúng rồi Đồn phó phụ trách chính trị (nay là Chính trị viên) anh cùng ban chỉ huy đồn đạt nhiều thành tích tốt. Năm 1995 được cử đi học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Năm 1997, ra trường anh lại xung phong vào đồn Cốc Pàng, đến năm 1999 sang đồn Sóc Giang… 

Tôi ngạc nhiên: “Nghe đến những địa danh đấy đã thấy sởn da gà rồi, tại sao anh lại cứ phải xung phong đi xa đến vậy? Còn vợ con anh? Họ nghĩ gì?”. Anh cười rất hiền kể rằng chị vợ hiện nay vẫn đang công tác trong xã Hưng Đạo, vợ chồng con cái chỉ cuối tuần mới có dịp gặp nhau ở Cao Bằng, mà cũng không thường xuyên được như vậy. Sống và yêu thương trong xa cách dường như đã trở thành thói quen và nếp sống của gia đình này.

Anh bồi hồi nhớ lại: “Những ngày còn đi học ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tôi có quen một anh bạn cùng lớp, cũng là đồng hương Cao Bằng tên là Nguyễn Phương Long. Anh này là công an, hiện là Đội trưởng Đội cảnh sát môi trường Công an tỉnh Cao Bằng. 

Anh ấy biết hoàn cảnh gia đình tôi và khuyên nên đưa các cháu lên thành phố Cao Bằng để tiện cho việc học tập và sinh hoạt. Điều ấy đúng với tâm nguyện của tôi quá, nhưng khổ nỗi trên thành phố, mình chẳng có ai thân quen để gửi gắm con được. Anh Long liền nhận lời chăm sóc hai cháu, lúc đó anh chưa lập gia đình, nhưng ngày ngày chăm sóc, đưa đón, kèm cặp việc học hành cho hai đứa trẻ đâu vào đấy. Tôi cứ nghĩ mãi không hiểu tại sao mình lại may mắn gặp được người bạn quý hóa đến thế”. 

Hai người con của anh Đạt đã học hết đại học, có công ăn việc làm ổn định, có gia đình riêng còn hai người bố vẫn là những người bạn tri kỷ vui buồn đều nhớ đến nhau.

Năm 2007, theo nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh giao, anh được tăng cường vào xã Đàm Thủy giữ cương vị Bí thư Đảng ủy xã để ổn định tình hình trị an ở xã. Lúc đó dù rất không muốn xa màu áo “lính” nhưng anh vẫn chấp hành mệnh lệnh cấp trên. Anh nói: “Mình nghĩ dù có là biên phòng hay không thì vẫn là giúp dân nên đã quyết tâm nhận nhiệm vụ. Lúc đó, điều khiến mình bứt dứt nhất là không còn được mặc quân phục. Anh nhìn tôi, rồi hỏi: Làm bí thư ăn mặc cũng phải khác bộ đội chứ nhỉ?”.

Rạng rỡ tương lai một vùng biên ải

Chiếc xe ôtô 7 chỗ của chúng tôi bon bon trên những con đường bê tông  “nông thôn mới” thăm các làng bản quanh Khu du lịch Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, chùa Phật tích Trúc Lâm, trường Mầm non Lũng Phiắc... Việc đi lại tưởng như rất đơn giản này cách đây hơn 5 năm chỉ có… ngựa mới làm được.  Đường đổ bê tông dày dặn hai xe tránh nhau thoải mái. 

Hai bên đường có cột đèn, chập tối đã lung linh sáng. Từ trên cao nhìn xuống làng bản như dệt bằng những dải ánh sáng. Xã còn đặc biệt có một khu vui chơi giải trí, ẩm thực rất qui mô và khang trang. Bước tới đây nhiều người ngỡ mình lạc vào những phố đi bộ, phố ẩm thực của những thành phố lớn. Sự nhộn nhịp ở những “phố hội” đấy không đối lập với nét tôn nghiêm, trầm mặc của núi rừng mà đã làm giảm đi áp lực từ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách. Tầm nhìn đón 1 triệu lượt khách 1 năm của đích đến năm 2020 đã có cơ sở thành hiện thực.

Trung tá Trần Mạnh Hà, Phó đồn trưởng ĐBP Đàm Thủy cho biết: Trong tương lai gần, quy hoạch của Khu du lịch Thác Bản Giốc sẽ còn mở rộng ra nhiều hơn nữa, nếu lấy Thác Bản Giốc là tâm điểm thì bán kính có thể rộng đến từ 5 đến 7 cây số. Sau này các loại ô tô sẽ tập kết trong các bãi đỗ xe tập trung của xã, vào khu du lịch chỉ có các loại xe điện và các loại phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường. Viễn cảnh này sẽ trở thành hiện thực khi sản phẩm du lịch liên quốc gia “Khu cảnh quan Thác Bản Giốc” đi vào khai thác.

Viễn cảnh này đã được Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã Mê Văn Đạt thấy từ nhiều năm trước. Lúc đó anh đã nói với dân bản Lũng Phiắc (nơi diễn ra tình trạng khai thác lậu quặng mangan): Thác Bản Giốc là bạc trắng, quặng mangan là vàng đen; vàng đen ăn mãi rồi sẽ hết, còn bạc trắng chúng ta có thể khai thác muôn đời. Thời đó người dân Lũng Phiắc không cho đó là lời nói thật. Họ lẩn tránh thậm chí còn dọa dẫm mỗi khi bí thư xã vào thăm bản. Không nản lòng, anh Mê Văn Đạt cứ tìm vào, cứ vận động, qua một mùa, rồi một mùa nữa, người dân mới dần hiểu ra.

Bộ đội biên phòng đồn Biên phòng Đàm Thủy giúp dân thu hoạch lúa bên Thác Bản Giốc.

Anh Đạt nhớ lại: “Tôi là con nhà nông dân nhưng nhìn cảnh tượng ruộng đồng còn thấy xót xa. Ruộng bỏ hoang, nhà dột nát, trẻ em bỏ học, người nghiện quanh xóm… môi trường ô nhiễm khủng khiếp, cả xóm trông tan hoang như một bãi đào vàng. Tôi quyết tâm phải dừng ngay việc tàn phá này lại”. Anh đã lặn lội đi mua cây, con giống giúp bà con, hướng dẫn bà con làm.

Lúc đó ông Hoàng Văn Bột, một người cầm đầu gây rối, nói: “Nếu mùa này không đủ ăn thì Bí thư phải đền dân”. Anh Đạt khẳng khái nhận lời. Năm đó, lần đầu người dân Lũng Phiắc làm lúa hai vụ. Vụ đông năng suất yếu hơn nhưng về tổng thể cũng hiệu quả hơn làm quặng. Lòng dân đã an. Anh lại tiếp tục vận động các tổ chức, đoàn thể và đặc biệt là BĐBP vào giúp bà con Lũng Phiắc. Trong vòng hai năm thôn Lũng Phiắc đã có đủ điện đường, trường, trạm, cây con giống mới, được hưởng nhiều ưu đãi trong xóa đói giảm nghèo. Anh được dân tin từ đấy.

Lấy ví dụ từ việc vận động dân hiến đất làm đường “nông thôn mới”, đã nổi lên nhiều tấm gương trong vận động với tinh thần “Đảng viên đi trước làng nước theo sau” như các ông Hoàng Văn Bột (từ một người chống đối đến một thành viên tích cực của các cuộc vận động), Lý Văn Phảy, Hoàng Ích Thìn… ở các chi bộ Bản Cái, Bản Chang, Nà Đeng, Lũng Luông. Còn nhiều phong trào khác làm thay đổi diện mạo thôn bản như cuộc vận động làm đèn đường, làm chuồng trại tập trung xa khu dân cư, làm cầu kiên cố. 

Ngoài ra các phong trào bảo vệ an ninh thôn xóm như “tiếng kẻng an ninh”, “ngọn đèn an ninh”, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”… tạo ra sự an tâm cho du khách mỗi khi ghé thăm thôn bản.

Nguyên Phong

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文