Trường Sa trong trái tim kiều bào

09:30 20/08/2021

“Tôi đã bật khóc khi nghe loa phóng thanh trên tàu nói, tàu thả neo ngoài xa, dùng xuồng nhỏ vào Song Tử Tây - đảo xa nhất trong quần đảo Trường Sa về phía Bắc. Biển đảo quê hương chúng ta đây sao? Tôi bâng khuâng và xúc động đến ngây người”, ông Nguyễn Phương Hùng (75 tuổi), Việt kiều Mỹ viết.

“Biển ta còn đó, đảo ta còn kia”

Trong cuộc trò chuyện trực tuyến đầy bất ngờ với chúng tôi đúng vào lúc dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên thế giới, ông Nguyễn Phương Hùng vẫn đau đáu nỗi niềm được về thăm Việt Nam. Đã hơn 2 năm, ông chưa được về quê, được gặp gỡ bạn bè và người thân. Từng là người lính chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam, là một người chống Cộng ở hải ngoại, giờ đây, Nguyễn Phương Hùng lại là một Việt kiều có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và trở thành cầu nối đoàn kết giữa cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như người Việt ở nước ngoài với chính phủ, người dân trong nước. Hơn chục năm qua, hầu như năm nào ông cũng về nước, tham gia các hoạt động của Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài và thậm chí có tới 3 lần được đến thăm Trường Sa- mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

“Một lần được đến Trường Sa đã là hãnh diện. Vậy mà tôi được đi đến 3 lần: Năm 2012, 2014 và 2016. Năm 2012, lần đầu tiên tôi đặt chân đến Trường Sa trong tinh thần của một nhà báo chân chính muốn tìm hiểu, đưa tin về sự thật mang tính chính trị: “Biển đảo vẫn còn”. Nếu bảo tôi so sánh cảm xúc của giây phút đầu tiên về Việt Nam tham dự Đại hội lần thứ 9 Hội Nhà báo Việt Nam năm 2010 và trải nghiệm Trường Sa thì “mỗi nơi một vẻ, mười phân vẹn mười”, khó mà diễn tả. Cũng là những rung động của tư tưởng và nhịp đập con tim, nhưng bồi hồi, xúc cảm hoàn toàn không giống nhau, chỉ những giọt nước mắt đều bất ngờ chảy dài trên gò má”, ông Nguyễn Phương Hùng kể. 

Cái bắt tay nắm chặt động viên chiến sĩ canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.  

Theo đó, chuyến đi đầu tiên của ông tới Trường Sa được thực hiện trong 10 ngày, từ 18 đến 28/4/2012 cùng gần 200 kiều bào. “Đoàn công tác số 6 là tên gọi của chuyến ra Trường Sa mỗi năm dành cho kiều bào. Chuyến đi năm ấy của chúng tôi có hai đồng trưởng đoàn là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn. Nếu nói rằng mỗi chuyến đi trong đời người đều là những dấu ấn dù đẹp hay buồn thì mỗi hải trình ra Trường Sa lại mang đến cảm giác hạnh phúc khó tả. Ấn tượng Trường Sa làm người đi cảm thấy mình đang là một chứng nhân lịch sử để chứng kiến “biển đảo của quê hương, đất nước vẫn còn đây” bằng chính đôi mắt ngạc nhiên đầy thích thú chứ không phải như những lời xuyên tạc của các thế lực phản động. Nếu không có những chiến thắng đến từ tinh thần Cách mạng Tháng 8/1945, chiến thắng mùa xuân năm 1975 thì tôi không có được cơ hội đặt chân đến Trường Sa 3 lần trong những năm cuối đời. Cảm xúc của tôi từ ngày đầu tiên tiếp đáp sân bay quốc tế Nội Bài sau 56 năm rời xa Hà Nội khi mới 8 tuổi với những hồi hộp và nôn nao khi được bước chân lên tàu HQ571 hoàn toàn khác nhau. Tôi băn khoăn không biết an ninh ra sao và cuộc sống cư dân, chiến sĩ như thế nào. Tôi đã bật khóc khi nghe loa phóng thanh trên tàu nói, tàu thả neo ngoài xa, dùng xuồng nhỏ vào Song Tử Tây - đảo xa nhất trong quần đảo Trường Sa về phía Bắc. Biển đảo quê hương chúng ta đây sao? Tôi bâng khuâng và xúc động đến ngây người”, ông Nguyễn Phương Hùng nhớ lại.

Cũng theo lời ông Nguyễn Phương Hùng, mỗi lần trở lại Trường Sa dù vẫn là sóng biển, cây xanh và đất đảo cùng những người lính biển ấy (cả cũ lẫn mới) nhưng cảm xúc lại khác. Và điều đáng nhớ, trân trọng nhất chính là tình cảm của người lính, của đồng bào sống trên đảo.

Lời hứa với biển đảo Tổ quốc

Sau chuyến đi thăm Trường Sa năm 2015 của đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, Quỹ “Vì chủ quyền biển đảo Việt Nam” do TS Trần Hải Linh làm chủ nhiệm chính thức ra mắt. 

Ra Trường Sa muộn hơn ông Nguyễn Phương Hùng 3 năm nhưng may mắn cùng nhau trên chuyến đi tới Nhà giàn DK vào cuối tháng 4/2015, TS Trần Hải Linh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc lại mang tới những dòng hồi ức tuyệt vời khác về tình cảm quân dân thắm thiết. Ông kể rằng, để hiện thực hóa lòng yêu nước của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc nói riêng và cộng đồng người Việt sống xa Tổ quốc nói chung, sau chuyến đi đó, Quỹ “Vì chủ quyền biển đảo Việt Nam” do ông làm chủ nhiệm chính thức ra mắt với tôn chỉ tuyên truyền và huy động trí tuệ, sức lực, vật chất vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

“Qua chuyến thăm, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng những kiến thức chuyên môn của mình và ứng dụng phát triển khoa học công nghệ của Hàn Quốc để góp phần cải thiện đời sống thực tế của cán bộ chiến sỹ ở đảo nổi, đảo chìm, nhà giàn. Có 3 vấn đề chúng tôi quan tâm là nước ngọt, rau xanh và điện sinh hoạt, đặc biệt tại các điểm gặp nhiều vất vả và khó khăn hơn như đảo chìm và nhà giàn, nơi có diện tích nhỏ, hẹp, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn. Vì thế, chúng tôi đã phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn của Hàn Quốc nghiên cứu thành công máy “Chuyển độ ẩm không khí thành nước ngọt”.

TS Trần Hải Linh kiểm tra giống rau trao tặng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở các đảo trên quần đảo Trường Sa. 

Đây là thành tựu khoa học công nghệ mới và chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam. Rồi chúng tôi nghiên cứu các giống rau xanh từ Hàn Quốc chịu mặn, chịu nhiệt, có những đặc tính ưu việt và phương pháp trồng sao cho phù hợp với điều kiện địa lý ở các điểm đảo ở Trường Sa và nhà giàn”, TS Trần Hải Linh nói.

Một năm sau, Hội người Việt Nam ở Hàn Quốc đã có cơ hội thực hiện “lời hứa với biển đảo Tổ quốc” khi trao 3 máy chuyển đổi độ ẩm không khí thành nước ngọt ở những nơi có độ ẩm cao trên 70% như đảo chìm Colin, Len Đao và nhà giàn DK1/17; 3 máy phát điện quang năng có hiệu suất cao, các giàn trồng rau thử nghiệm trên các mô hình khác nhau và các giống rau Hàn Quốc có đặc tính ưu việt cùng các món quà khác. Các thiết bị, các giống rau đều đang hoạt động và phát triển khá tốt, góp phần đáp ứng thêm nhu cầu cần thiết cho đời sống sinh hoạt, nâng cao sức khoẻ cho cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo.

 Ông Nguyễn Phương Hùng trong một lần đến thăm Trường Sa.

“Thương quá các bạn, quê hương nghĩa nặng tình sâu, nhưng tình người hải ngoại như tôi và đoàn kiều bào đối với các anh em bộ đội thì không thể tả hết. Những món quà nghĩa tình của các đại diện tặng mỗi nơi đoàn ghé thăm. Những ánh mắt mừng rỡ của trẻ em, con của các gia đình dân chúng tình nguyện ra đảo sinh sống. Giây phút cảm động nhất là lễ chào quốc kỳ trước cột mốc chủ quyền và diễu binh dưới ánh nắng nóng như thiêu đốt. Tôi đã khóc, hôn cầu vai mang quân hàm của các anh lính biển lúc chia tay. Đứng trên boong tàu nhìn lại về bờ, nước mắt tuôn rơi”, ông Nguyễn Phương Hùng tâm sự.

Sông Thương

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文