Huyền thoại trên cao nguyên đá: Thuốc phiện và quyền lực

06:20 24/02/2011
So với lịch sử hình thành địa chất từ 5 triệu đến 500 triệu năm thì lịch sử con người - xã hội của cao nguyên đá Đồng Văn, từ thuở sơ khai hàng ngàn năm cho đến những đợt thiên di gần hơn cách đây vài ba trăm năm chỉ là một sát - na thời gian. Trong khoảnh chớp mắt ấy của vũ trụ, những va đập, tranh chấp của con người cũng kinh khủng không kém gì những vận động tạo sơn - những vụ đụng chạm cỡ hành tinh, của tự nhiên.

Hiện nay là 77%, nhưng trước Cách mạng tháng Tám 1945, người Mông chiếm tới 88% toàn vùng Cao nguyên Đồng Văn. Trong cơ cấu nhân học, người Mông đích thực là một đại tộc trong  một siêu tộc, nhân số tổng cộng lên đến gần 10 triệu người. Bất hạnh thay, những biến cố thời Trung cổ đã đẩy họ ngày một rời xa ra khỏi miền phát tích, trở thành một dân tộc ly tán khắp nơi trên thế giới. Bài ca thiên di của một dân tộc hàng  ngàn năm đi tìm đất sống tiếp tục được người Mông cất lên ở những vùng đất phên dậu, nơi luôn xảy ra tranh chấp cương thổ giữa các quốc gia. Ngày nay, đó là khu vực biên giới phía bắc của các nước Đông Nam Á.

Dựa lưng vào những rặng đá cao chót  vót và hiểm trở, mỗi đoàn dân thiên di - thường là theo dòng họ - chiếm cứ một khoảng trời riêng, tự cai quản với các thủ lĩnh cai trị của riêng từng vùng. Tranh chấp, xung đột... nổ ra không ít, nhưng ít nhất, ở cực Bắc (và cả nhiều nơi khác ở Đông - Tây Bắc) Việt Nam, đoàn ly dân ấy cũng đã tìm được một  không gian sinh tồn cùng các sắc dân khác để viết tiếp những chương mới bi tráng cho dân tộc mình. Không có chữ viết, những biến cố lịch sử hàng trăm năm của người Mông trên cao nguyên đá đã bị bụi thời gian phủ lấp trong quên lãng. Ký ức lịch sử  miền Đồng Văn vì thế chỉ còn đọng lại trong một khoảng thời gian khá mới mẻ, từ khi thực dân Pháp chiếm đóng được Hà Giang vào năm 1887.

Tuy xây dựng được 3 đồn binh Bạch Đích, Yên Minh và Đường Thượng nhưng thực dân Pháp vẫn phải công nhận  và dựa vào tầng lớp thổ ty, địa chủ phong kiến các dân tộc ở địa phương để thiết lập một bộ máy thống trị theo bậc thang xã - tổng - châu - tỉnh. Quyền lực thực dân vẫn buộc phải chấp nhận chế độ "quân sự quản chế", nghĩa là  mỗi dân tộc, dòng họ đều có quyền thiết lập một đạo binh riêng, bảo vệ địa bàn và quyền  lợi của thủ lĩnh dòng tộc kiêm chúa đất. Toàn miền Đồng Văn được chia thành 4 khu vực chính.

Khu vực phía bắc (huyện Mèo Vạc ngày nay) do thổ ty Dương Tụ Nghĩa (tiếng Mông đọc Dương là Giàng) cai quản. Đoạn giữa (nay là huyện Đồng Văn) do thổ ty Nguyễn Chánh Quay quản lý. Khúc kế tiếp từ Sà Phìn đến Phố Bảng do thổ ty Vương Chính Đức chiếm cứ. Phần phía nam, thuộc huyện Yên Minh ngày nay do hai thổ ty Nguyễn Chánh Tư và Nguyễn Doãn Quý (người Kinh) thống trị.

Với sách lược "chia để trị", ở mỗi dân tộc, thực dân Pháp lại công nhận sự tồn tại của một bộ máy cai trị riêng. Người Mông phân quyền từ trên xuống có Tổng giáp - Mã phài - Séo phài. Vùng các dân tộc Tày, Dao, Giáy, Kinh có Chánh tổng - Lý trưởng - Trưởng thôn - Kỳ mục. Vùng  người Thái  do Bang tá  đứng  đầu. Trong 3 đồn binh được thiết lập giai đoạn đầu, đồn Đường Thượng do một thổ ty người Thái - Bang tá Đào Văn Ất - chỉ huy, đặt dưới sự chỉ đạo quân sự toàn vùng của một viên quan ba người Pháp.

Đấu tranh vũ trang chống Pháp vẫn nổ ra liên tục. Trong 3 năm (1903 -1905), quan binh Pháp đã nhiều lần phải điêu đứng bởi liên tục bị các toán quân khởi nghĩa do thủ lĩnh người Mông Sùng Mí Chảng chỉ huy tập kích. Nghĩa quân lấy núi Tù Sán làm căn cứ. Đáng tiếc, khởi nghĩa Sùng Mí Chảng không có điều kiện liên kết rộng rãi với thủ lĩnh dân tộc của các nơi khác trong vùng, lại thiếu chặt chẽ trong tổ chức nên đã bị Pháp cài người, mua chuộc, phá hoại làm tan rã.

Phía Mèo Vạc, thổ ty Dương Tụ Nghĩa không giấu giếm ý đồ thâu tóm quyền lực Mông và bành trướng sự thống trị lên toàn vùng cao nguyên đá. Ông tự xưng là "Vua Mèo", thuê thợ từ châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sang dựng cho mình một tòa lâu đài bằng đá khối và gỗ quý ở xã Sủng Chà. Tỏ rõ năng lực lãnh đạo của  một ông vua (tự xưng) trong việc giải quyết những khó khăn trong đời sống của "thần dân", đồng thời tìm cơ hội phát triển cho xứ sở đang cai quản, Dương Tụ Nghĩa đã cho mời thầy phong thủy Tàu sang Sủng Chà nhắm tìm nơi xây hồ trữ nước, trồng sen, thả cá trên đá núi.

Nhờ khéo nhắm địa thế, dù không có nước mạch, hồ treo Sủng Chà vẫn quanh năm đầy ắp khoảng 10.000m3 nước, nhờ tích tụ và giữ lại được nước mưa. Ý tưởng, sự nghiệp cùng danh vị "Vua Mèo" của ông được con trai là Dương Trung Nhân tiếp tục phát huy và khuếch trương.

Ngày nay, dinh thự đá của "Vua Mèo" Mèo Vạc đã bị phá hủy, nhưng hồ treo của nhà họ Dương thì vẫn còn. Toàn huyện Mèo Vạc đã xây dựng  thêm 9 hồ chứa nước lớn gấp hàng chục lần hồ cũ của họ Dương, trong đó có cả hồ Sủng Chà đã được mở rộng. Có thể xem "Vua Mèo" Dương Tụ Nghĩa là "nhà thủy lợi học" đầu tiên trên cao nguyên đá, người đầu tiên có sáng kiến xây hồ treo trữ nước.

Được Pháp công nhận nhưng khi tìm cách mở rộng quyền lực ra toàn cao nguyên đá, họ Dương Mèo Vạc đã vấp phải một trở lực lớn từ dòng họ Vương (Vàng) ở Đồng Văn.

Sau một thời gian chống nhà Thanh và cùng nhân dân Việt Nam đánh Pháp, Lưu Vĩnh Phúc thu quân Cờ Đen về bên kia biên giới Việt - Trung. Tàn quân Cờ Đen ở lại Hà Giang do Hà Quốc Trường chỉ huy, tuy vẫn phản Thanh, kháng Pháp nhưng đã biến chất thành một đám giặc cỏ, liên tục sát hại  hàng loạt thủ lĩnh các dân tộc thiểu số, nhằm độc chiếm Hà Giang, nuôi ý đồ hùng cứ vùng rẻo cao Hà Giang kéo dài qua tận bên kia sông Nho Quế thuộc Châu Vân Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), lập tiểu quốc riêng để xưng bá. Pháp - Thanh đã nhiều lần hợp binh tiễu trừ nhưng vẫn không diệt được đám thảo khấu Cờ Đen, ngược lại còn phải chịu nhiều tổn thất.

Vương Chính Đức, tên thật theo tiếng Mông là Vàng Dúng Lùng sinh năm 1865 ở làng Pá Tró (làng Con Gấu), xã Sà Phìn (nay thuộc huyện Đồng Văn). Thông minh, rất giỏi thổi khèn Mông, ở tuổi 30, Vàng Dúng Lùng được người Mông Sà Phìn, Phó bảng bầu lên làm thủ lĩnh thay cho thủ lĩnh Vàng Dí Tủa không may đột tử vì... bội thực.

Vàng Dúng Lùng đã đưa nghĩa quân Mông vào rừng rậm, núi cao lập nên các đội "nghĩa binh hươu nai" đương đầu với giặc Cờ Đen. Đến năm 1900, đạo giặc cỏ Pháp phục không được, Thanh hàng không xong đã bị "nghĩa binh hươu nai" tiêu diệt. Hà Quốc Trường bị chặt đầu. Giành Đồng Văn vào tay người Mông, Vàng Dúng Lùng tiếp tục chỉ huy nghĩa binh kháng Pháp và chống lại âm mưu lấn chiếm của nhà Thanh.

Dinh thự nhà Vương Chính Đức trở thành di tích đón khách tham quan.
Đá kê cột nhà và họa tiết trang trí đầu đao đều mang hình quả anh túc.

Trong 9 năm trời, “nghĩa binh hươu nai” dựa vào núi đá hiểm trở, đèo dốc cheo leo đã liên tục bẻ gãy tất cả các đợt tấn công lên Đồng Văn của các đạo binh Pháp. Đến năm 1909, Pháp điều một đạo quân hỗn hợp lớn từ Bảo Lạc (Cao Bằng) sang, phối hợp với các đạo địa phương binh khố xanh Tày - Thái tấn công Đồng Văn. Trận chiến khốc liệt, Vàng Dúng Lùng thua trận, buộc phải nhường Đồng Văn cho Pháp đóng đồn.

Lại rút vào rừng, ông tiếp tục mộ binh đánh Pháp. Sau 4 năm ròng rã, đến tháng 10/1913, Vàng Dúng Lùng đã giành thắng lợi vang dội. Pháp phải ký Hòa ước Pháp - Mèo với nhiều điều khoản có lợi cho người Mèo. Đó là Pháp  phải triệt thoái quân đội khỏi Đồng Văn, gồm cả các đội quân lê dương lẫn các đội quân bản địa do Pháp chỉ huy, trả Đồng Văn lại cho người Mông cai quản bằng chế độ tự trị, dưới quyền một đại lý Pháp và một bộ máy hành chính có tính chất đại diện của triều đình nhà Nguyễn. Muốn thu mua thuốc phiện, các đại lý thuốc phiện Pháp phải tăng giá lên 5 lần, từ 2 hào lên 1 đồng cho mỗi lạng (tính theo đơn vị cân vàng). Hòa ước này được ký bởi một bên là tướng Pháp Jenera  Pecneucin và bên kia là Vàng Dúng Lùng, ký tên theo chữ Hán là Vương Chính Đức.

Thật ra, khi ký một hòa ước tưởng chừng như đầy bất lợi như thế, chính quyền thực dân Pháp đã nhằm đến việc đạt được tình thế có lợi lớn hơn. Kéo dài  giao tranh, Pháp khó có thể giành  thắng lợi tuyệt  đối trước đội quân thông thạo địa hình do Vương Chính Đức lãnh đạo, biết tận dụng tối đa địa hình hiểm trở để kháng chiến  lâu dài. Trong khi đó, không lập lại được trật tự, Pháp sẽ mất một khoản lợi  to lớn từ thuốc phiện.

Từ  năm 1897, sau khi nhậm chức, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã xác định thuốc phiện là quốc sách, là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách thuộc địa của nhà nước bảo hộ. Tại Sài Gòn, chính quyền đã cho xây hẳn một nhà máy chuyên nấu thuốc phiện. Lãi thu được từ thuốc phiện chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của toàn Đông Dương. Với năng lực cung cấp khoảng 20 tấn thuốc phiện/năm, Đồng Văn có khả  năng thay thế một lượng thuốc phiện lớn phải nhập về từ vùng vịnh Bengal (Ấn Độ)  từ Công ty Đông Ấn. Quyền lợi kinh tế buộc chính quyền thuộc địa phải hy sinh, cắt giảm quyền lực quân sự.

Thắng lợi, uy tín của Vương Chính Đức đã cao hơn hẳn, đánh bạt ảnh hưởng quyền lực của Dương Tụ Nghĩa và sau này là con trai kế vị Dương Trung Nhân, giúp họ Vương gần như độc chiếm nguồn lợi thuốc phiện của toàn xứ Đồng Văn. Nguồn lợi này lớn đến mức, Vương Chính Đức dám bỏ ra 150.000 đồng bạc trắng, thuê thợ từ Quảng Tây, Trung Quốc về Sà Phìn xây một tòa lâu đài đồ sộ có cả thảy 64 phòng bằng đá khối  và gỗ samu. Cả đá, gỗ và ngói lợp cũng đều được mua từ Quảng Tây chuyển sang. Mất 8 năm, công trình  mới hoàn tất, Vương Chính Đức lại cho đặt  120 gốc samu khác từ Quảng Tây đem về  trồng thành một vạt rừng bao quanh dinh thự.

Đoạn cuối cùng của tòa dinh, ông cho xây dựng 2 buồng kho, tường bằng  đá phiến, mặt ngoài dày 1,4m, mặt trong dày 0,8m, bảo đảm đạn súng cối hay bộc phá cũng không thể phá. Phía trên 2 nhà kho là hệ thống công sự, lỗ châu mai, vọng gác. Một kho cất giữ vàng, bạc, châu báu, cửa duy nhất đi thông sang nhà bà vợ hai. Kho kia chỉ để cất trữ thuốc phiện, thông cửa và giao chìa khóa cho bà vợ cả.

Trong “Tuần lễ vàng” do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, Vương Chí Sình (tên tiếng Mông là Vàng Seo Lử, sinh năm 1885), con trai và là người kế vị Vương Chính Đức còn cho  người mang về Hà Nội 22 vạn đồng bạc trắng và 9kg vàng  để ủng hộ chính phủ Cụ Hồ.

Trong khu dinh thự họ Vương, tất cả các phiến đá kê cột nhà đều được tiện, gọt thành hình quả thuốc phiện. Sau khi mài nhẵn, chúng đều được dùng những đồng bạc trắng (piastre) đánh cho bóng loáng, biến màu đá trắng thành màu đồng thau, gần như màu quả thuốc phiện đã phơi khô.  Họa tiết trang trí trên đầu đao kèo nhà cũng được tiện hình quả thuốc phiện. Một cách ám chỉ,  cả  nền móng quyền lực lẫn mục đích, khuynh hướng phát triển của nhà họ Vương, của người Mông và toàn cao nguyên đá Đồng Văn đều  được đặt trên quả anh túc.

Năm 1928, Vua Khải Định đã ban cho Vương Chính Đức một bức hoành phi đại tự có 4 chữ "Biên chinh khả phong" cùng thẻ bài  và mũ  mão đại thần, chính thức công nhận quyền lực của họ Vương  nơi biên ải. Kể từ đây, người Mông  Đồng Văn gọi ông  là Chính Vương, xem ông  như "Vua Mèo" thực thụ. Danh vọng nhà họ Dương ở Mèo Vạc  bị lu mờ dần. Xích mích  giữa hai nhà đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, kể cả xung đột vũ trang.

Đến năm 1953, "Vua Mèo" tự phong đất Mèo Vạc thất thế trước "Vua Mèo" được suy tôn ở Đồng Văn, phải đưa cả gia đình về Hà Nội, sau đó theo Pháp di cư vào Nam, cuối cùng  sang Mỹ định cư tại bang Minnesota, chấm  dứt vai trò lịch sử một dòng cự tộc người Mông đối với lịch sử Cao nguyên đá. Dương Trung Nhân mất  tại Mỹ vào năm 1984, thọ 82 tuổi.

"Vua Mèo" họ Vương tiếp tục ở lại Sà Phìn, đồng hành  cùng các biến cố của Đồng Văn, tiếp tục sản sinh ra những huyền thoại mới trong thời đại của những con người "tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ"!

N.H.L.

Trong Kỳ họp chuyên đề ngày 19/11, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Đề án giao thông thông minh trên địa bàn Hà Nội; quy định cụ thể các trường hợp vi phạm sẽ bị cắt điện, nước.

Thời gian qua, các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình thuộc phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) xuất hiện barie chắn ngang, chặn xe máy vào giờ cao điểm. Được biết, barie này là do người dân trong ngõ bàn bạc lắp đặt, chỉ được hạ xuống vào một khung giờ nhất định (thường từ 7h-8h30), hết giờ cao điểm sẽ được nâng lên nhằm hạn chế tình trạng tắc đường ở khu vực này.

Vào hồi 13h30 ngày 19/11, lực lượng cứu nạn cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đuối nước xảy ra tại bãi bồi sông Hồng thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2. Vị trí tìm thấy tại vị trí hạ lưu, cách cầu phao Phong Châu khoảng 2km thuộc địa phận khu 7, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông.

Mỗi quả thận được Ninh mua với giá từ 320 triệu đến 380 triệu đồng và được bán với giá từ với giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng tùy từng thời điểm. Ngoài ra, Ninh còn trả các khoản tiền chi phí xét nghiệm, làm hồ sơ thủ tục cho bên bán và bên mua thận…

Như nảy sinh ý định giả danh người thân của anh T để mượn tiền của anh H.C.D rồi chiếm đoạt. Để thực hiện ý định trên, Như tìm số điện thoại của anh D và mua 1 sim điện thoại không đăng ký. Sau đó, Như tạo tài khoản Zalo tên là “Trinh Nguyen”, lấy ảnh đại diện từ Facebook Trinh Nguyen (là em ruột của anh T).

Ngoài chuyện tố cáo đến cơ quan Công an vì bị chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì nhiều năm và liên tiếp phản ánh bức xúc đến các cơ quan thẩm quyền về tình trạng chậm được cấp "sổ hồng" cho 930 căn hộ, một vấn đề gay gắt khác giữa cư dân chung cư Saigon Gateway (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Hồ Chí Minh là việc cấp "sổ hồng" riêng cho khu đất thương mại dịch vụ gây bít lối đi chung...

Xung đột Nga-Ukraine leo thang và một số điểm nóng tại Trung Đông khiến nhu cầu trú ẩn tài chính gia tăng, kéo giá vàng thế giới tăng mạnh, đẩy giá vàng trong nước đi lên.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12, do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức. Triển lãm được tổ chức với quy mô lớn, nội dung mang tính hiệu quả và toàn diện, với đông đảo các doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng các nước, các đoàn khách quốc tế, quốc phòng cấp cao, các nhà quản lý công nghiệp quốc phòng đăng ký tham gia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文