“Sống treo” bên mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

20:53 03/02/2023

Sau gần 15 năm nhường đất để triển khai dự án mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, hàng nghìn hộ dân tại 6 xã thuộc vùng bãi ngang của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) rơi vào cảnh không được an cư để lập nghiệp. Hơn 10 mùa xuân, người dân ở đây thấp thỏm đón tết hiu hắt trong những ngôi nhà cũ kĩ bên dự án đã treo ròng rã suốt một thập kỉ.

Tết buồn bên dự án nghìn tỷ

Từ chiều 30 Tết Nguyên đán Quý Mão, dù đã chuẩn bị tươm tất để đón năm mới tại ngôi nhà mới ở khu tái định cư, nhưng ông Phan Văn Hội (SN 1967), trú tại xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vẫn không quên mang theo lá cờ Tổ quốc đến ngôi nhà cũ ở xóm 1 (cũ) để treo lên đầu ngõ. Đã 6 năm nay, năm nào ông cũng đón giao thừa nơi đã gắn bó với gần như cả cuộc đời của ông, mặc dù hiện nay đã nằm trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án mỏ sắt Thạch Khê, được đền bù để di dời đến nơi ở mới, nhường đất cho dự án.

12 năm, nhiều gia đình ở Thạch Khê đón tết bất an bên dự án treo nghìn tỉ

Dù vậy, do khuôn viên căn nhà cũ vẫn chưa được phá bỏ, nên từ khi dự án bị tạm dừng khai thác đến nay, vừa tiếc cơ ngơi cũ, vừa gặp khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai ở khu tái định cư, ông Hội đã xin chủ đầu tư được trở lại căn nhà cũ ngày xưa, tận dụng để làm nơi ở, đồng thời trồng cây xanh trong vườn và chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khuôn viên dự án đã bị bỏ hoang. “Tôi đã sống ở đây già nửa đời người, nên giờ cũng chỉ quen với nếp nhà cũ. Tết năm nào cũng đón giao thừa ở ngôi nhà này, dù không khí trầm buồn nhưng thấy gần gũi, ấm lòng mỗi khi tết đến, xuân về”, ông Hội chia sẻ.

Theo chân ông Hội, có khoảng 5 - 6 gia đình khác khi di dời đến nơi ở mới nhưng nhà cũ chưa bị phá bỏ, cũng quay trở về chốn xưa để làm ăn, sinh sống ngay trong phạm vi của dự án. Những người này ban đầu chỉ dám chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhưng gần đây thấy dự án mãi không triển khai trở lại, đã mạnh dạn khai khẩn vườn tược, trồng cây.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Thạch Khê Phan Xuân Mậu cho biết, dự án mỏ sắt Thạch Khê đã làm đảo lộn cuộc sống quanh năm của người dân trên địa bàn xã Thạch Khê nói riêng và người dân 6 xã bãi ngang của huyện Thạch Hà chứ không riêng gì trong những ngày tết đến, xuân về. Người dân thấp thỏm, bất an khi cả thập kỷ sống trong vùng quy hoạch treo, hạ tầng tái định cư thì dở dang, trong khi nơi ở cũ lại nằm trong quy hoạch dự án. Gần 15 năm qua, hơn 1/4 diện tích của xã đã bị cắt bản đồ địa chính do nằm trong quy hoạch, người dân vì thế cũng không được xây dựng, cơi nới, tu sửa nhà. Hiện nay, 10 phòng làm việc của UBND xã Thạch Khê xuống cấp, hư hỏng vẫn không được sửa chữa. Một số trường học không đạt chuẩn, đường giao thông không được mở rộng và đầu tư nâng cấp như các địa phương khác. Doanh nghiệp muốn đầu tư dự án cũng không được vì quỹ đất đã được bàn giao cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý.

Đây là cái tết thứ 6 ông Phan Văn Hội đón Tết tại ngôi nhà cũ đã bàn giao để thực hiện dự án
 

Xã Thạch Hải cũng là địa phương nằm sát cạnh dự án mỏ sắt Thạch Khê. Hơn một thập kỉ vừa qua, chính quyền và nhân dân xã Thạch Hải phải gánh chịu những hệ lụy nặng nề do dự án mang lại. Nhà cửa không được xây mới, đất đai không được tách sổ khiến cho nhiều gia đình, nhiều thế hệ phải chen chúc, sinh sống trong những ngôi nhà xuống cấp, cũ nát. Đặc biệt, những ngày tết đoàn viên, con cháu làm ăn xa trở về quây quần bên gia đình, vô hình trung trở thành gánh nặng khi phải sinh hoạt trong khuôn viên nhà cửa chật hẹp, nước sạch không đảm bảo.

“Ở những nơi khác, nếu như ngày lễ, tết con cháu tụ họp sum vầy mà điều kiện nhà cửa chật hẹp có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ bên ngoài nhưng ở Thạch Hải thì không có bất cứ một khu nghỉ dưỡng nào được xây dựng. Bất luận, bãi ngang Thạch Hà có bờ biển dài gần 30km với rất nhiều bãi tắm đẹp. Trong đó, riêng 6 xã bị ảnh hưởng bởi mỏ sắt Thạch Khê đã có 40 di tích lịch sử văn hóa, trong số này có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, tạo thành một quần thể du lịch sinh thái gắn văn hóa tâm linh. Từ năm 2000, nơi đây đã lập dự án phát triển Du lịch sinh thái biển Thạch Hải, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư dự án Du lịch sinh thái Quỳnh Viên hàng trăm tỉ đồng. Song, khi dự án đang triển khai dở dang thì mỏ sắt ra đời, dự án du lịch phải dừng vì liên quan đến quy hoạch khai thác mỏ, nhiều nhà đầu tư được cấp phép đã “dứt áo” ra đi”, ông Bùi Đình Lâm, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải bức xúc khi nhắc đến dự án mỏ sắt Thạch Khê. 

Người dân quay về nhà cũ trong vùng dự án để sinh sống

Địa phương kiên quyết dừng, doanh nghiệp muốn tiếp tục

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho rằng, đã 15 năm kể từ ngày khởi công dự án và đến nay là 12 năm Chính phủ có quyết định tạm dừng, đã để lại bao hệ lụy, khó khăn cho người dân trong vùng dự án.

Trước đây, để tạo điều kiện tốt nhất cho dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã lên kế hoạch di dời gần 4.000 hộ dân vùng bãi ngang thuộc 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà đến khu tái định cư để nhường đất cho mỏ sắt.  Nhưng 15 năm qua, chỉ hơn 100 hộ được chuyển đi nơi khác, hơn 4.800 ha đất dự kiến sử dụng chỉ mới giải phóng được 839 ha. Vướng quy hoạch và việc thu hồi diện tích đất lớn gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, làm kinh tế các xã vùng bãi ngang thụt lùi. Các xã trong vùng mỏ có trên 550 hộ gia đình con đã trưởng thành nhưng không thể tách hộ vì không được cấp đất. Sản xuất nông nghiệp bị ngưng trệ do không có nguồn nước thủy lợi, đất sản xuất phần lớn đã bàn giao cho dự án, số diện tích còn lại do bị cát vùi lấp nên không thể canh tác, trong đó có trên 150 ha bị hoang hóa vì cát vùi, một số vùng nguồn nước cạn kiệt, người dân phải mua nước sạch từ bên ngoài, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong vùng là 13,7%.

Sau 12 năm tạm dừng, nhiều máy móc, phương tiện phục vụ dự án đã hư hỏng
 
Đại công trường hơn 10 năm trước, nay là một hố nước sâu

Bao giờ người dân các xã vùng bãi ngang của huyện Thạch Hà thoát khỏi cảnh sống trong thấp thỏm âu lo cạnh mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á? Trong nhiều năm trở lại đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có rất nhiều văn bản kiến nghị lên Trung ương về việc dừng vĩnh viễn khai thác mỏ sắt Thạch Khê do quá trình triển khai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống dân sinh. Trong khi đó, chủ đầu tư là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam vẫn muốn tiếp tục triển khai dự án và cho rằng, nếu dự án dừng hoạt động sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn phá vỡ quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt và Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đã được Chính phủ phê duyệt.

Nhà văn hóa tại khu tái định cư đã trở thành nơi chứa rác thải

Đến nay, tổng vốn đã đầu tư tại Dự án mỏ sắt Thạch Khê là 1.984 tỷ đồng, trong đó vốn được góp bởi các doanh nghiệp nhà nước là 1.529,6 tỷ đồng. Câu hỏi mà Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đặt ra là, nếu dự án phải dừng hoạt động, số tiền gần 2.000 tỷ đồng đã đầu tư, ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù, thì vẫn chưa có câu trả lời.

Được phát hiện từ năm 1964, Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng quặng trên 544 triệu tấn, được coi là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Vào các năm 1987 và 1998, tại khu vực này đã 2 lần khởi động việc khai thác, nhưng sau đó buộc phải tạm dừng để tiếp tục nghiên cứu. Năm 2008, Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) đã khởi động Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, tổng vốn đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng, vòng đời khai thác hơn 50 năm. Giai đoạn 2008-2011, đã bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3, độ sâu -34m so với mực nước biển, thu hồi 3.000 tấn quặng. Dự án sau đó gặp vướng mắc về huy động vốn nên đến tháng 11-2011, Chính phủ phải cho tạm dừng dự án để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.

Thiện Thành

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文