Thu nhận mẫu ADN thân nhân của liệt sĩ - việc làm đầy tính nhân văn

09:00 26/03/2025

Với việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước có tích hợp dữ liệu thông tin ADN, thực hiện phân tích thông tin ADN cho toàn bộ thân nhân liệt sỹ chưa xác định thông tin nhằm tạo lập kho dữ liệu lớn về ADN của thân nhân phục vụ tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sĩ chưa xác định thông tin, Bộ Công an đang từng bước góp phần giảm sự khó khăn trong việc tìm kiếm và xác minh thân nhân, là cơ hội để gia đình các anh hùng liệt sỹ có thể tìm thấy người thân.

Giấc mơ có thật

Những ngày cuối tháng 3, trong căn nhà cấp 4 của cụ Phạm Thị Lài (104 tuổi, trú tại xóm Văn Thượng, xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) luôn chộn rộn bước chân của bà con chòm xóm và cả những người xa lạ, đến chia vui với gia đình khi hay tin cụ đã tìm lại được phần mộ của con trai hy sinh trên chiến trường cách đây 52 năm.

Niềm vui khôn tả, có những khoảnh khắc gợi lại ký ức hơn nửa thế kỷ mòn mỏi trông con trong vô vọng, nước mắt cụ lại tuôn rơi, nhưng ai cũng hiểu, đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, cuối cùng thì con cụ đã về nhà.

Thu nhận mẫu ADN thân nhân của liệt sĩ - việc làm đầy tính nhân văn -0
Lực lượng Công an hỗ trợ thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ tại các điểm tập trung.

Cụ Lài kể, năm 1969, theo tiếng gọi của Tổ quốc, con trai lớn của cụ là anh Nguyễn Công Hòa (sinh năm 1951) lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi. Tháng 6/1973, cụ Lài chết lặng khi nhận giấy báo tử của con. Anh Hòa hy sinh khi đang là trung đội trưởng thuộc Sư đoàn 968, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào.

Suốt hơn nửa thế kỷ qua, cụ Lài đã tìm kiếm phần mộ của con trai nhưng vô vọng. 2 năm trước, từ thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bất ngờ cụ Lài biết được tại nghĩa trang Đường 9, tỉnh Quảng Trị có phần mộ liệt sĩ mang tên Nguyễn Công Hòa. Nhưng, cũng phải đến cuối năm 2024, khi Bộ Công an triển khai kế hoạch thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên khắp cả nước, cụ Lài đã xin được giám định ADN để xác định danh tính liệt sĩ. Đầu tháng 3 vừa qua, gia đình nhận được kết quả giám định cho thấy, hài cốt ở phần mộ này chính là người con cả đã hy sinh hơn 50 năm trước.

Chưa may mắn như gia đình cụ Lài, trong căn nhà nhỏ tại thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, gia đình chị Nguyễn Thị Hạ nhiều năm qua vẫn luôn đau đáu việc chưa tìm được hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Văn Toại (sinh năm 1944), hy sinh ngày 31/1/1966 ở chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chị Hạ, người đã hương khói cho liệt sĩ bao nhiêu năm qua kể lại, sinh thời mẹ liệt sĩ Toại đau đáu việc tìm phần mộ của con trai, nhưng không có kết quả, đến khi nhắm mắt xuôi tay. Điều kiện gia đình neo người, lại khó khăn nên việc tìm và đưa hài cốt của liệt sĩ về quê an táng gần như vô vọng. Gần đây, khi cán bộ chính sách và công an xã tới nhà để khảo sát thông tin liệt sĩ và thân nhân, hướng tới triển khai thu thập mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính, chị rất xúc động. Gia đình chị Hạ tin tưởng, ngày về với quê hương của liệt sĩ Nguyễn Văn Toại sẽ không còn xa nữa, khi chính sách nhân văn nói trên của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống. 

Hỗ trợ thân nhân liệt sĩ thu nhận mẫu ADN tại Công an tỉnh Nghệ An.

Thấu hiểu niềm mong mỏi của các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình, thân nhân các anh hùng liệt sĩ sớm đưa được hài cốt các anh về yên nghỉ tại quê nhà, hiện nay Bộ Công an đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước có tích hợp dữ liệu thông tin ADN và đề xuất Chính phủ về chủ trương thực hiện phân tích thông tin ADN cho toàn bộ thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin nhằm tạo lập kho dữ liệu lớn về ADN của thân nhân phục vụ tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sĩ chưa xác định thông tin. Với kho dữ liệu này, việc tìm kiếm và xác minh thân nhân sẽ dễ dàng và chính xác hơn; là cơ hội để gia đình các anh hùng liệt sĩ có thể tìm thấy người thân.

Nỗ lực đưa hài cốt liệt sĩ về quê mẹ

Thời gian này, cùng với lực lượng Công an và chính quyền địa phương trong cả nước, tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, cũng như các tỉnh dọc dải đất miền Trung anh hùng, lực lượng Công an đang nhanh chóng triển khai việc thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn. Đối với dữ liệu ADN của công dân là thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin, Bộ Công an thực hiện lưu trữ tập trung tại cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ đối sánh, xác minh, tìm kiếm thông tin liệt sĩ đảm bảo khai thác dữ liệu công dân đồng bộ, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. 

Đại tá Trần Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết, trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn còn gần 22.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Trong hơn 4 tháng qua, Công an tỉnh đã tích cực phối hợp với Phòng Người có công, Sở Nội vụ, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức rà soát, thu thập, cập nhật thông tin liệt sĩ và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được thông tin thuộc diện thu thập mẫu ADN; sẵn sàng tích hợp dữ liệu thông tin ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân vào cơ sở dữ liệu căn cước theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. 

Đến tận nhà thân nhân liệt sĩ để thu nhận mẫu ADN.

Sau một thời gian tích cực triển khai, từ ngày 20 đến 22/3/2025, Công an tỉnh Nghệ An đã phối hợp Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội và đơn vị xét nghiệm, tổ chức trực tiếp triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn tỉnh tại 5 điểm gồm TP Vinh và các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Con Cuông.

Ghi nhận của phóng viên, trong ngày đầu tiên tổ chức thực hiện tại Công an tỉnh Nghệ An, đã có 123 thân nhân gia đình liệt sĩ đến thu nhận mẫu ADN, trong đó có 31 mẹ đẻ của liệt sĩ và 1 Mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, để hỗ trợ nhiều thân nhân không có điều kiện đến các điểm tập trung, trong những ngày vừa qua, lực lượng Công an xã tại nhiều địa bàn cũng đã phối hợp với đơn vị xét nghiệm đến tận nhà của thân nhân liệt sĩ để lấy mẫu xét nghiệm ADN lưu động, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”. 

Tương tự, tại tỉnh Hà Tĩnh, trải qua 2 cuộc kháng chiến và làm nghĩa vụ quốc tế, bảo vệ biên giới Tổ quốc, đã có hàng vạn lượt người con trên mảnh đất kiên trung này lên đường ra trận, trực tiếp chiến đấu hoặc gián tiếp phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Hơn 26.000 người con ưu tú đã ngã xuống, trong đó có nhiều liệt sĩ chưa tìm, cất bốc được hài cốt hoặc chưa xác định được danh tính.

Cụ Phạm Thị Lài bên di ảnh con trai là liệt sĩ Nguyễn Công Hòa sau hơn nửa thế kỷ đã tìm kiếm được phần mộ nhờ phân tích ADN.

Thực hiện việc triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sĩ chưa xác định danh tính, trong thời gian này Công an tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực phối hợp với Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an và đơn vị tiến hành xét nghiệm, tổ chức thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian từ ngày 20 đến 25/3, trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tiến hành lấy mẫu ADN tại 5 cụm thuộc các địa phương TP Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Đức Thọ và Hương Sơn. Song song với việc triển khai tập trung, tại nhiều địa phương cũng sẽ tiến hành thu nhận mẫu ADN lưu động đối với những thân nhân liệt sĩ neo đơn, già cả không có điều kiện đi lại.

Ông Đặng Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh cho biết, việc thu nhận mẫu ADN cho thân nhân các gia đình liệt sĩ chưa xác định được thông tin là bước chuẩn bị đầu tiên cho hành trình tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt các liệt sĩ còn thiếu thông tin. Không chỉ mang lại niềm an ủi, xoa dịu nỗi đau cho người ở lại, đây còn là sự tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ. Việc thu thập mẫu, giám định và tích hợp thông tin ADN thân nhân liệt sĩ trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xem là giải pháp quan trọng, ứng dụng tiến bộ khoa học để tăng hiệu quả xác định danh tính hài cốt những người đã nằm xuống.

Không chỉ thể hiện sự tri ân sâu sắc với thế hệ cha anh đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà qua đó, còn góp phần hoàn thành việc xây dựng ngân hàng dữ liệu gene, làm cơ sở để so sánh, đối khớp với danh tính liệt sĩ đã được quy tập, mở ra hy vọng đưa các liệt sĩ về với người thân. Vì vậy, mặc dù triển khai nhanh, gấp rút song quá trình thực hiện, các đơn vị trên địa bàn đã rất cẩn trọng, không để xảy ra sai sót nhằm sớm mang lại niềm vui đoàn tụ cho thân nhân liệt sĩ sau những tháng đằng đẵng mong chờ.

Thiện Thành

Trong thời gian trốn truy nã, Phạm Văn Thảo (SN 1991, HKTT tại xã Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, nay là Ấp Hai Tốt, xã Tây Yên, tỉnh An Giang), đối tượng có 3 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” đã sử dụng giấy chứng minh CAND giả mang tên Lê Nhật Phong, giả mạo là cán bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 21/7, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an (Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có Công điện số 08/CĐ-BCĐ gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục mở các đợt cao điểm truy quét, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trên không gian mạng, song thực tế cho thấy nhiều mặt hàng vi phạm vẫn ngang nhiên bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt là thực phẩm chức năng (TPCN) không rõ xuất xứ, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nhóm Thống và Tiến đã ký thỏa thuận mua lại 238.160 hợp đồng vay tiền của các khách hàng cá nhân của Công ty Mirae Asset với tổng giá trị hơn 3.555 tỷ đồng. Sau đó, ổ nhóm này cắt ghép hình ảnh con nợ cùng người thân thể hiện, họ loạn luân, lừa đảo hoặc bị ung thư… với mục đích bôi nhọ, tạo áp lực. Từ đây, ổ nhóm này đã đòi được hơn 571 tỷ đồng.

Từ phản ánh của người dân khi phát hiện cá sấu xuất hiện dưới kênh Nước Đen, thuộc phường Bình Hưng Hòa, TP Hồ Chí Minh, các lực lượng chức năng đã tiến hành truy lùng và bắt được vào sáng 21/7…

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, TP nằm trong vùng ảnh hưởng của bão khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện kêu gọi, hướng dẫn hoặc có biện pháp cưỡng chế để đưa các tàu thuyền nêu trên về bờ neo đậu; hiện tâm bão số 3 đang ở cách Hưng Yên khoảng 340 km và cách Ninh Bình khoảng 365 km về phía Đông Đông Bắc; cách Quảng Ninh-Hải Phòng hơn 200km.

Ngày 21/7, tại phiên xét xử sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh An Giang tuyên phạt Võ Nguyễn Xuân Huy (SN 1989, ngụ tỉnh An Giang) mức án 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên buộc bị cáo nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính.

Không chỉ là hình ảnh dũng cảm lao vào biển lửa để cứu người, cứu tài sản, những CBCS Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh trong những ngày qua phải liên tục dầm mình trong nước biển, bất chấp hiểm nguy để tìm kiếm, đưa nạn nhân vụ đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long trở về đoàn tụ với gia đình...

Theo Sở Y tế Quảng Ninh, ngay sau khi kích hoạt phương án cấp cứu thảm họa trong vụ lật tàu du lịch, ngành Y tế địa phương cũng chuẩn bị các phương án ứng phó với bão số 3 như phương tiện xe cấp cứu, thuốc men, giường bệnh, sẵn sàng ứng trực cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong thời gian bão số 3 đổ bộ.

Chuyển đổi giao thông xanh là một yêu cầu cấp thiết, một xu thế không thể đảo ngược và hiện xu thế này đã giúp thay đổi thói quen, nhận thức của nhiều người dân. Tại Hà Nội, một bằng chứng là số lượng người dân đi làm, đến công sở bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện…) ngày càng nhiều.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.