Ai đứng sau vụ mưu sát cựu Tổng thống Pakistan Musharraf?

13:23 07/04/2014
Ngay sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã có mặt tại hiện trường vụ đánh bom hôm 3/4 trên tuyến đường từ một quân y viện, nơi cựu Tổng thống sống từ tháng 1/2014 tới tư dinh của ông Pervez Musharraf ở ngoại ô thủ đô Islamabad.

Theo ông Liaqat Niazi, quan chức cảnh sát cấp cao: 4kg thiết bị nổ được gài trong một đường ống dưới một cây cầu đã phát nổ khoảng 20 phút trước khi đoàn xe hộ tống ông Pervez Musharraf dự kiến đi qua khu vực này. Do đó, cựu Tổng thống đã may mắn thoát chết.

Ông Muhammad Naeem, người phát ngôn của cảnh sát Islamabad xác nhận vụ việc, đồng thời cho biết, một đội phá bom đã thu dọn hiện trường sau vụ nổ và không ai bị thương. Giới truyền thông cho biết, cảnh sát đang khẩn trương điều tra cá nhân, hay tổ chức nào đứng sau vụ ám sát cựu Tổng thống bởi đây không phải lần đầu tiên ông Pervez Musharraf bị người ta đặt bom.

Gần 4 tháng trước, cảnh sát từng phát hiện thuốc nổ được cài trên tuyến đường mà đoàn xe chở ông Pervez Musharraf dự kiến sẽ đi qua trong ngày 24/12/2013. Và khi đó, cựu Tổng thống không thể xuất hiện trước tòa. Trước đó (tháng 8/2013), phiên tòa xét xử ông Pervez Musharraf cũng từng bị trì hoãn vì lý do an ninh. Cho tới nay vẫn chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ nổ này.

Cựu Tổng thống Pervez Musharraf đang bị xét xử vì tội phản quốc và ông mới đề nghị được phép ra nước ngoài để chữa bệnh và thăm mẹ đang ốm, nhưng bất thành. Ông Pervez Musharraf là cựu lãnh đạo quân sự Pakistan đầu tiên phải đối mặt với phiên tòa về tội phản quốc (từ tháng 11/2013) vì bị cáo buộc liên quan tới quyết định đình chỉ hiến pháp và ban hành lệnh khẩn cấp năm 2007. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Pakistan, một cựu Tổng thống bị đưa ra xét xử.

Ngày 31/3, một tòa án tại Pakistan đã khép ông Perez Musharraf tội phản quốc với 5 cáo buộc và nếu bị tuyên có tội, cựu Tổng thống phải đối mặt với án tử hình. Trước đó (11/3), tòa đã hoãn phiên xét xử sau khi luật sư của ông Pervez Musharraf cho biết tính mạng của thân chủ đang bị đe dọa. Hơn 1 tháng trước (18/2), ông  Pervez Musharraf từng hầu tòa (lần đầu tiên) với tội danh phản quốc, nhưng cựu Tổng thống coi đây là sự dàn xếp để ghi điểm của Thủ tướng Nawaz Sharif.

  Hiện trường vụ nổ hôm 3/4.
Ngày 17/11/2013, Chính phủ của Thủ tướng Nawaz Sharif chính thức khởi động trình tự tố tụng đối với cáo buộc tội phản quốc của ông Perez Musharraf, sau đó thành lập tòa án đặc biệt gồm 3 thành viên. Ngay từ ngày 23/12/2013, ông Anwar Mansoor, luật sư của cựu Tổng thống Pervez Musharraf từng yêu cầu thân chủ của mình chỉ có thể xét xử ở tòa án quân sự, nhưng tòa án tối cao ở Islamabad đã bác bỏ yêu cầu này. Kể từ khi về nước (tháng 3-2013) sau thời gian sống lưu vong, ông Pervez Musharraf phải đối mặt với một loạt cáo buộc trong thời gian cầm quyền từ 1999 đến 2008.

Hơn 7 tháng trước (20/8/2013), tại thành phố Rawalpindi, gần thủ đô Islamabad, Tòa án chống khủng bố (ATC) ở Pakistan đã chính thức buộc tội cựu Tổng thống Pervez Musharraf có liên quan tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Benazir Bhutto cách đây gần 7 năm (tháng 12/2007) và giới báo chí không được phép vào phòng xét xử. Đây là lần thứ hai ông Pervez Musharraf phải hầu tòa để đối mặt với những cáo buộc liên quan tới vụ ám sát bà Benazir Bhutto. Cựu Tổng thống Pervez Musharraf từng bác bỏ sự dính líu của quân đội và cơ quan tình báo đến cái chết của bà Benazir Bhutto, đồng thời khẳng định, Al Qaeda đứng đằng sau vụ ám sát này. Ông Pervez Musharraf cũng từng cho rằng, bà Benazir Bhutto phải chịu trách nhiệm chính đối với cái chết của mình bởi cố Thủ tướng đã nhận được rất nhiều cảnh báo kể từ sau vụ mưu sát hôm 18/10/2007.

Việc xét xử đối với ông Pervez Musharraf được coi là động thái chưa từng có tiền lệ ở Pakistan bởi có một quy định bất thành văn rằng, lãnh đạo xuất thân từ quân sự là bất khả xâm phạm. Theo cáo buộc của công tố viên, ông Pervez Musharraf bị buộc 3 tội danh: giết người, âm mưu giết người và tạo điều kiện thuận lợi cho hành động giết người. Luật sư Afshan Adil, người đại diện cho ông Pervez Mushrraf cho rằng, mọi vụ án chống lại cựu Tổng thống đều là dàn dựng.

Dư luận cho rằng, phiên toà kể trên được tiến hành theo lệnh của Thủ tướng Nawaz Sharif bởi sau khi lên nắm quyền, ông đã chỉ đạo thành lập (27/6/2013) một ủy ban điều tra những tội trạng của ông Pervez Musharraf trong thời gian cựu Tổng thống cầm quyền. Theo Bộ trưởng Nội vụ Chaudhry Nisar, ủy ban kể trên gồm 4 thành viên là các quan chức cấp cao của Cơ quan Điều tra liên bang, có nhiệm vụ điều tra tính hợp hiến của lệnh tình trạng khẩn cấp mà ông Pervez Musharraf ban bố năm 2007 và lệnh quản thúc tại gia đối với một số thẩm phán đã từ chối tuyên thệ theo Lệnh Hiến pháp lâm thời.

Theo giới truyền thông, với chiến thắng của đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan-N (PML-N) tại cuộc tổng tuyển cử hôm 11/5/2013, ông Nawaz Sharif đã trở lại nắm quyền lần thứ 3. Vì từng bị thất sủng sau cuộc đảo chính quân sự tối 12/10/1999 do ông Pervez Musharraf tiến hành, sau đó bị bắt giam và sống lưu vong ở nước ngoài, nên ông Nawaz Sharif hiểu rõ những việc “cần làm ngay” sau khi trở lại nắm quyền. Cựu Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh quân đội Pervez Musharraf từng được Thủ tướng Nawaz Sharif đặc biệt trọng dụng, nhưng chính ông đã tiến hành cuộc đảo chính hôm 12/10/1999 để lên nắm quyền trong 9 năm (1999-2008)… Với tất cả những động thái kể trên, giới quan sát cho rằng, ông Pervez Mushrraf có ân oán với quá nhiều người, nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau, do đó ai cũng có thể là nghi can trong vụ mưu sát cựu Tổng thống

Quốc Tuấn - Khắc Dũng

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文