Bầu cử Tổng thống ở Indonesia: Bên tám lạng, người nửa cân

16:50 09/07/2014
Ngày 9/7, trên 190 triệu cử tri tuổi từ 17 trở lên trong tổng dân số hơn 240 triệu người của Indonesia sẽ đi bỏ phiếu tại 478.685 điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống, người sẽ lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo. Theo các nhà phân tích, cuộc bầu cử này là căng thẳng nhất kể từ sau thời kỳ của cựu Tổng thống Suharto bởi lẽ các con số thăm dò dư luận cho thấy hai ứng viên luôn đuổi sát nhau và không thể dự đoán ai sẽ giành chiến thắng.
Con số 10% may mắn

Trong bài viết đăng tải trên trang web ngày 8/7, hãng VOA của Mỹ đã đưa ra nhận định rằng, 24h trước khi cuộc bỏ phiếu chính thức bắt đầu, giới phân tích chính trị và các nhà quan sát vẫn chưa thể đưa ra được dự đoán về việc ai trong số hai ứng viên thắng cử. Trước đó, Đô trưởng Jakarta Joko Widodo có dẫn trước chút đỉnh so với cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Prabowo Subianto, nhưng không có gì là chắc chắn cả.

Cũng phải nói thêm rằng, vào thời kỳ đầu của cuộc vận động tranh cử, ông Joko Widodo luôn dẫn trước ông Prabowo Subianto tới 30% trong các cuộc thăm dò dư luận. Nhưng khoảng cách này dần dần được thu hẹp với tỷ lệ gần đây nhất là 46,8% đối với Đô trưởng Jakarta và 45,3% cho cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm. Hiện tại, còn 10% cử tri vẫn chưa quyết định bỏ phiếu cho ai và sự lựa chọn của những người này có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử.

Một số tờ báo khác trong khu vực thì cho rằng, sau cuộc tranh luận cuối cùng trên truyền hình về chủ đề an ninh lương thực và môi trường hôm 5/7, ông Prabowo Subianto dường như đã tranh thủ được thêm khá nhiều sự ủng hộ. Nhiều cử tri có vẻ ấn tượng với phong cách và cá tính của ứng viên này. Một điểm đáng chú ý nữa là ông Prabowo Subianto đã rất biết lấy lòng cử tri khi đưa ra một số vấn đề gây bức xúc dư luận với lời hứa giải quyết triệt để như nạn tham nhũng…

Bà Fitriani, nhà nghiên cứu tại Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam nhận định, cuộc tranh cử lần này ở Indonesia là “cuộc chiến” giữa một bên cải cách do ông Joko Widodo làm đại diện và một bên theo chủ nghĩa dân tộc với đại diện là ông Prabowo Subianto.

30 ngày qua, cả hai ứng viên này đều đã có chương trình vận động tranh cử bận rộn khắp Indonesia để trình bày quan điểm của mình trên nhiều vấn đề nóng được cử tri quan tâm. Tuy nhiên, dù ai lên nắm quyền thì việc kiểm soát nạn tham nhũng và cải cách kinh tế là những vấn đề ưu tiên đặt ra đối với quốc gia với trên 240 triệu dân này. Và để thắng cử, 2 ứng viên cần chứng tỏ mình là người lãnh đạo gần dân, quan tâm tới dân và sẽ trợ giúp nhiều hơn nữa cho người dân có thu nhập thấp.

Hai ứng viên Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto và Joko Widodo (từ trái sang phải). Ảnh: Tribunenews.

Mục tiêu “hình mẫu của bầu cử” dân chủ

Theo Ủy ban bầu cử quốc gia Indonesia (KPU), vì đây là cuộc bầu cử chọn ra người lãnh đạo đất nước trong một nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo, rất quan trọng cho việc xây dựng và phát triển đất nước Indonesia trong thế kỷ 21, nên mọi công tác chuẩn bị cho bầu cử đều được kiểm soát chặt chẽ. Tại cuộc họp báo hôm 7/7, KPU giới thiệu về công tác chuẩn bị và mời các cơ quan bầu cử, các quan sát viên quốc tế chứng kiến và giám sát cuộc bầu cử.

Chủ tịch KPU Husni Kamil Manik cho biết, Indonesia muốn là một hình mẫu trong khu vực về bầu cử dân chủ, với mọi công việc liên quan từ đăng ký tham gia, vận động tranh cử đến tổ chức bầu cử và kiểm phiếu đều công khai dân chủ và minh bạch, nhất là tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa các ứng cử viên. Tổng thống sắp mãn nhiệm Susilo Bambang Yudohyono cũng thường xuyên đôn đốc, vận động mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để một mùa bầu cử an toàn và an ninh.

Chủ tịch KPU Husni Kamil Manik còn khẳng định, trong quá trình các ứng viên vận động tranh cử, KPU luôn hướng dư luận về mức độ công bằng và yêu cầu các đơn vị truyền thông và cả các tướng lĩnh, binh sĩ trong quân đội phải trung lập, không được thể hiện quan điểm ủng hộ ai trước khi cuộc bầu cử diễn ra bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các cử tri. Để có được điều này, theo ông Husni Kamil Manik, KPU đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của chính phủ, quân đội và các đảng phái khác trong Indonesia.

Cho đến nay, công tác an ninh cũng đã được chú trọng. Quân đội và cảnh sát đều được lệnh làm việc 24/24h tại các địa điểm bỏ phiếu, những điểm nóng và một số nơi trọng yếu. Chẳng hạn, 30.000 cảnh sát bảo vệ riêng khu vực thủ đô Jakarta. 1.600 binh sĩ quân đội được lệnh tới Maluku, nơi có nguy cơ bất ổn cao nhất. 34.000 binh sĩ khác cũng được huy động sẽ hỗ trợ cảnh sát tại các địa điểm trên toàn quốc

Phan Hiển

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Chiến thắng thuyết phục trước CLB Kaya Iloilo (Philippines) tối 9/1 giúp CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) đã nối dài mạch trận ấn tượng tại ASEAN Club Championship 2024/2025. Trong chiến thắng đó bên cạnh nỗ lực thi đấu của toàn đội còn có phần đóng góp của những người hâm mộ Việt Nam trên đất Philippines.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 (giờ địa phương) cho biết rằng một cuộc họp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng đảng Cộng hòa đến nay chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể cho các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo.

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1 (giờ địa phương), Tổng tư lệnh quân đội Lebanon Joseph Aoun đã được bầu làm Tổng thống nước này, chấm dứt tình trạng bế tắc khiến Lebanon không có nguyên thủ quốc gia kể từ tháng 10/2022.

UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng UBND các quận, huyện liên quan nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực đê điều và công trình thủy lợi theo kiến nghị của Thanh tra thành phố.

Chính phủ phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 đạt trên mức 8% và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu ở mức 2 con số. Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng trưởng điện gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16%. Để đảm bảo cung ứng điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt xuống thấp, khu vực vùng núi nhiệt độ từ 11-14 độ, có nơi xuống dưới 5 độ C, trời rét đậm rét hại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文