Bí mật mới được tiết lộ của nữ du hành vũ trụ đầu tiên

15:10 26/06/2011
Valentina Vlađimirovna Tereskova - người phụ nữ đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ, trên 40 năm kể từ khi trở về mặt đất từ các vì sao, bà vẫn lẩn tránh những cuộc phỏng vấn được lặp đi lặp lại nhiều lần về chuyến bay, về đời tư của bà v.v... Và cuối cùng cho mãi tới trước lễ kỷ niệm 70 năm ngày sinh, bà mới chịu kể những điều bí ẩn trên.
Từ một nữ công nhân thợ dệt vào đội du hành vũ trụ

Valentina Vlađimirovna Tereskova sinh ngày 6 tháng 3 năm 1937 tại làng Maslennikovo, huyện Tutaevsk, tỉnh Yaroslav. Cha bà mất tích ngoài mặt trận trong cuộc chiến với kẻ thù. Mẹ bà phải một mình nuôi 3 người con. Gia đình bà chuyển về Yaroslav. Tại đây, Tereskova được đi học và chỉ được học hết lớp 7, sau đó bà theo học lớp học ban đêm do Đoàn Thanh niên công nhân mở.

Năm 1954, Tereskova 17 tuổi đã làm việc tại nhà máy dệt Yaroslav để có tiền giúp đỡ mẹ. Năm 1956, bà theo học khoá tại chức Trường Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Yaroslav. Những ngày nghỉ, bà tham gia Câu lạc bộ Hàng không ở địa phương, học môn thể thao nhảy dù. Bà đã thực hiện 163 lượt nhảy dù. Năm 1962, Tereskova 25 tuổi được tuyển vào đội ngũ phi công vũ trụ Liên Xô.

Sau chuyến bay của Gagarin ngày 12 tháng 4 năm 1961 - người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ, Khrusov muốn phụ nữ Liên Xô cũng sẽ là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Vì thế, người ta đã đi khắp các Câu lạc bộ Hàng không để tìm những nữ vận động viên nhảy dù xinh đẹp. Tại thời điểm này, Valentina Tereskova không chỉ là một công nhân bình thường, mà bà đã là Bí thư Đoàn Thanh niên của Nhà máy Liên hợp dệt vải kỹ thuật Yaroslav. Về tư tưởng thì đây là con người đáng tin cậy. Song thực tế lại có "một tỳ vết" - đó là cha bà không hy sinh ngoài mặt trận mà bị mất tích ở Phần Lan. Chỉ đến cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Đmitri Yazov mới giúp Tereskova tìm ngôi mộ tập thể, trong đó có thi hài của cha bà - ông Vlađimir Aksenovich Tereskov.

Ngày 12/4/2011, Tổng thống Nga Medvedev trao tặng Huân chương Hữu nghị cho bà Tereskova.

5 người được tuyển vào đội nữ phi công vũ trụ đầu tiên, trong đó Valentina Ponomareva và Irina Solovieva là hai người giỏi hơn. Ponomareva đã học ở Trường Đại học Hàng không Moskva, có kinh nghiệm về bay (Ponomareva đã tham gia các cuộc thi bay thể thao toàn Liên Xô). Irina Solovieva là một chính khách của vùng Ural, kiện tướng môn thể thao nhảy dù, bà đã nhảy hơn 700 lượt. So với 2 người trên thì Valentina Tereskova chưa học tới đại học, mới là vận động viên nhảy dù cấp 1. Kết quả học tập chưa cao, chưa thường xuyên hoàn thành các bài ở mức "Giỏi".

Tuy thế, Hội đồng giám khảo lại quyết định chọn Valentina Tereskova, vì ngoài việc đạt các tiêu chuẩn cần thiết, bà đã là Bí thư Đoàn Thanh niên của Nhà máy, có khả năng diễn thuyết. Với lại, Tổng công trình sư Korolev muốn trong chuyến bay tiếp theo do nữ phi hành thực hiện, sẽ có một nữ Phi công vũ trụ đi ra khỏi con tàu vào khoảng không vũ trụ. Đối với môn nhào lộn này, con mắt của Tổng công trình sư Korolev lại để ý đến Solovieva và Ponomarieva.

Chuyện được giữ bí mật hơn 40 năm

Ngày 14 tháng 6 năm 1963, tên lửa đã đưa tàu "Phương Đông -5" có nhà du hành vũ trụ Valeryi Bưkovskyi bay vào quỹ đạo. Theo kế hoạch, cách một ngày sẽ phóng tiếp tàu "Phương Đông-6" có Tereskova vào vũ trụ. Các nữ du hành trong trang phục trung uý không quân mới tinh đã bay đến sân bay vũ trụ. Song sau đó, Moskva đã quyết định "hoãn lịch chuyến bay", và Tereskova cùng với những người dự bị phải nhanh chóng lên đường thay trang phục. 2 ngày sau, ngày 16 tháng 6, tàu "Phương Đông -6" đã được phóng thành công lên vũ trụ. Song cái gì đã xảy ra với con tàu sau khi nó đã đi vào quĩ đạo?

Trước sinh nhật lần thứ 70, lần đầu tiên Tereskova mới kể lại, bà nói: "Trong chương trình điều khiển tự động của con tàu đã có một chi tiết không chính xác: Chương trình phải được lập định hướng để tàu bay theo hướng hạ xuống đất, ngược lại nó lại bay theo hướng lên quĩ đạo. Tôi không tiếp giáp được với mặt đất mà mỗi vòng bay, con tàu lại cách xa dần mặt đất".

Tereskova đã báo cáo tình hình này với Tổng công trình sư Korolev. Chỉ sang ngày thứ 2, sau khi mặt đất đã đưa số liệu mới vào chương trình điều khiển tự động, quỹ đạo bay mới được chỉnh sửa lại. Bà kể tiếp: "Sergei Korolev yêu cầu tôi không kể chuyện này. Và tôi đã giữ điều bí mật này trên 40 năm. Còn bây giờ đã có những thông tin về vấn đề này và tôi có thể tự do nói ra điều bí mật đó".

Có nhiều bàn tán xung quanh chuyện Valentina Tereskova thích nghi kém với tình trạng mất trọng lượng. Bà bị nôn, chóng mặt và chương trình nghiên cứu khoa học của chuyến bay bị tiêu tan.

Thực tế trong chuyến bay 3 ngày của Tereskova đã xảy ra những vấn đề khác. Trong suốt thời gian bay, mặt đất không cho phép Tereskova cởi bỏ bộ đồ du hành một phút nào. Mà bộ đồ và chiếc mũ thì nặng, khoang tàu lại quá hẹp, cử động khó khăn. Đến ngày thứ hai thì chân phải của bà bị đau buốt. Đến ngày thứ 3, thì bà không chịu nổi cơn đau. Bộ đồ kéo trĩu hai vai, dưới chiếc mũ, đầu rất ngứa. Rất thèm đồ ăn bình thường trên mặt đất: bánh mì đen, khoai tây và hành. Nhưng trên tàu chỉ có bánh mì khô. Tereskova thú nhận rằng có một lần bà buồn nôn nhưng không phải do vấn đề tiền đình mà là vì thức ăn.

Sau 44 năm, lần đầu tiên Tereskova đã thừa nhận: "Khi nhảy dù, tôi hoảng hồn khi nhìn thấy dưới mình là một cái hồ". Lúc này bà không thể điều khiển chiếc dù đã mở ra ở độ cao 4km. Mặc dù các nhà du hành vũ trụ đã được huấn luyện để hạ dù trên mặt nước. Nhưng liệu có đủ sức giữ trên mặt nước với bộ đồ bay nặng nề sau chuyến bay đến kiệt sức không? Bà nói tiếp: "Tôi có ý nghĩ ban đầu: Trời ơi, mình lên được vũ trụ, còn bây giờ có nguy cơ xuống nước!". Nhưng thật may là gió đã đẩy dù bay qua hồ: "Tôi bị đau khi mũ đè vào, cuối cùng dù đã rời ra, song trên mũi có một vết bầm. Sau đó các thầy thuốc đã phải bôi thuốc cho hết vết bầm đó - chẳng lẽ lại để một cô gái xinh đẹp có vết bầm trên mặt đến gặp lãnh đạo Nhà nước hay sao?"

Bị đơm đặt về cuộc hôn nhân thứ nhất

Chuyện Khrusov ép buộc Tereskova lấy phi công vũ trụ danh tiếng Anđryan Nikolaev - đó là chuyện đơm đặt. Anđryan, dáng dấp một nông dân chững chạc 35 tuổi, đã bắt đầu say đắm Valentina 26 tuổi từ khi bà chưa bay. Và sau 5 tháng kể từ khi Tereskova trở về từ các vì sao, họ đã cùng nhau đi đăng ký kết hôn.

Tướng Nikolai Kamanin, một cán bộ lãnh đạo của không quân Liên Xô, trực tiếp phụ trách các phi công vũ trụ, sau đám cưới một tuần, ngày 10 tháng 11 năm 1963, đã ghi trong nhật ký của mình: "Hôn nhân của họ có thể sẽ có lợi cho chính trị và khoa học, còn tôi lại hoàn toàn không tin tưởng vào việc Valentina có thực sự yêu Anđryan. Họ hoàn toàn đối lập nhau: Vợ mệnh hoả, chồng mệnh thủy. Cả hai đều là người mạnh mẽ và cương quyết, không ai chịu nhường ai...".

Thực tế, Tereskova và Anđryan đã sống với nhau 19 năm. Một năm sau ngày cưới, Alena - cô con gái của họ đã chào đời. Cô bé bình thường và khoẻ mạnh, có bím tóc dài, tất cả đều giống cha. Nhưng từ giữa năm 1979, ít thấy họ cùng nhau xuất hiện. Không thể có điều là họ đã chính thức chia tay nhau. Do "vô đạo đức", Anđryan có thể bị loại ra khỏi đội ngũ phi công vũ trụ. Vâng, chẳng lẽ nào Valentina, Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ Liên Xô lại để xảy ra chuyện ly hôn. Alena Maiorova, con gái của hai nhà du hành vũ trụ, đã kể cho phóng viên báo "Sự thật Thanh niên": "Bố mẹ tôi chia tay nhau khi tôi đã 18 tuổi, tất nhiên là tôi rất đau xót, song tôi đã lớn và hiểu cách hành xử của cha mẹ".

Những phần thưởng cao quý

Thực tế là Valentina Tereskova vẫn mơ ước về một chuyến bay mới. Bà có ý định xin vào đội ngũ phi công vũ trụ. Nhưng sau thảm họa của Gagarin, Nhà nước Liên Xô đã có quyết định phải bảo vệ "những nhà du hành vũ trụ đầu tiên". Lúc này Tereskova hiểu rằng: Bà sẽ không được tiếp tục mặc bộ quần áo bay nữa.

Không được bay nữa, Tereskova tiếp tục sự nghiệp của mình trên mặt đất một cách vẻ vang. Trong vòng gần 20 năm, bà đứng đầu Hội Phụ nữ Liên Xô. Bà đã giúp đỡ tất cả những người mà có thể giúp đỡ được, bà không ngần ngại. Bà ủng hộ xây dựng hai nhà trẻ ở Yaroslavl và Nữ tu viện ở Kolomna, trong Nữ tu viện có trại tế bần cho trẻ em vô gia cư.

Bà tốt nghiệp xuất sắc Học viện Kỹ thuật Không quân mang tên Djukovski, trở thành Phó tiến sĩ khoa học, Giáo sư, là tác giả của hơn 50 công trình khoa học.

Bà là người phụ nữ Liên Xô đầu tiên trở thành Thiếu tướng không quân. Là đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô, Ủy viên BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô. Bà là thành viên của Đội du hành vũ trụ từ năm 1962 cho đến năm 1997. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, bà lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Xô viết. Từ năm 1994, bà là người đứng đầu Trung tâm Hợp tác văn hóa và khoa học với nước ngoài trực thuộc Chính phủ Nga…

Công lao của Tereskova đã được ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý không chỉ của Liên Xô và nước Nga mà cả của nhiều nước khác. Ngay sau chuyến bay, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin. Dịp kỷ niệm 50 năm Gagarin bay vào vũ trụ - năm vũ trụ của Nga, bà được Tổng thống Nga Medvedev trao tặng Huân chương Hữu nghị.

Họ gặp nhau vào năm 1978, khi lại có cuộc tuyển chọn người vào đội phi công vũ trụ, và Valentina Tereskova đã đến Hội đồng Y khoa với niềm hy vọng lại được bay. Trong thời gian này, Iulyi Saposnikov làm việc tại Học viện Quân y và nằm trong Hội đồng kiểm tra sức khoẻ các phi công vũ trụ.

Những ai đã trông thấy Valentina và Iulyi bên nhau đều nói: hai người đẹp đôi quá. Họ chung sống với nhau 20 năm. Saposnikov nhanh chóng trở thành Giám đốc Viện Chấn thương và Chỉnh hình Trung ương, phục vụ tới cấp hàm thiếu tướng. Năm 1999, Iulyi Saposnikov Georgievich đã từ trần.

Ninh Công Khoát (tổng hợp theo các báo của Nga)

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文