Binh sĩ Ấn Độ làm “chuột bạch” cho các nhà khoa học Anh

09:22 06/09/2007
Trong thế chiến II, các nhà khoa học quân sự Anh đã tiêm hơi độc vào hàng trăm binh sĩ Ấn Độ để thử nghiệm loại vũ khí hóa học mới. Phi vụ này được bắt đầu từ những năm 1930 và kéo dài tới hơn một thập kỷ tại căn cứ quân sự ở Rawalpindi, nay thuộc Pakistan.

Theo tài liệu được tờ "Người bảo vệ" của Anh công bố hôm 5/9, sau khi tiêm loại hơi độc này vào binh sĩ Ấn Độ, các bác sĩ quân y Anh đã không hề kiểm tra sức khỏe cho những người thử nghiệm mà để mặc họ với căn bệnh ung thư hoặc một số bệnh quái ác khác.

Nhiều người sau đó đã bị khí độc tàn phá làn da, thậm chí làm hỏng bộ phận sinh dục, khiến họ thường xuyên bị đau đớn mà không có cách gì chữa trị được. Những binh sĩ này đều là người Ấn Độ và phục vụ dưới quyền của tư lệnh quân đội Anh vì vào thời điểm đó, thực dân Anh đang thống trị ở quốc gia đông dân nhất nhì thế giới này.

Thực hiện chương trình thử nghiệm khoa học là nhóm chuyên gia của Porton Down - nơi được gọi là trung tâm chiến tranh hóa học của Anh, có trụ sở tại Wiltshire.

Mục đích của họ là thử nghiệm hơi độc từ lò tại căn cứ quân sự ở Rawalpindi (nay thuộc Pakistan) rồi sau đó phát triển thành khí gas độc để đối phó với quân đội Nhật Bản.

Ngoài lớp binh sĩ Ấn Độ, ít nhất 20.000 binh sĩ Anh (cả nam và nữ) cũng đã bị đưa vào chương trình thử nghiệm mang tên Porton trong khoảng thời gian từ năm 1916 đến năm 1989. Nhưng những người này chỉ bị hít một lượng ít khí độc.

Còn các binh sĩ Ấn Độ thì bị lừa dùng mặt nạ phòng độc nhưng trên thực tế đó là mặt nạ phun hơi độc, làm cho khuôn mặt của họ bị biến dạng và mắt bị hỏng, không nhìn được.

Từ lượng khí độc được phun qua mặt nạ mà các binh sĩ Ấn Độ sử dụng, các nhà khoa học quân sự Anh còn nghiên cứu xem nên dùng lượng khí độc là bao nhiêu trong mỗi một trận đánh.

Năm 1942, báo cáo đầu tiên từ Porton Down cho thấy sức tàn phá ghê gớm của khí độc sử dụng thí nghiệm trong nhóm binh sĩ Anh và Ấn  Độ.

Kết quả cuối cùng khẳng định nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và khí độc có sức tàn phá mạnh đối với làn da châu Á (tức làn da của người Ấn Độ).

Ngay sau khi những thông tin này được đăng tải, Bộ Quốc phòng Anh đã từ chối bình luận. Gia đình các nạn nhân trong cuộc thử nghiệm thì lên tiếng yêu cầu chính quyền London phải có biện pháp xử lý mạnh đối với ban lãnh đạo của Porton Down - nơi đưa ra loại khí độc thí nghiệm nói trên.

Song cũng rất khó quy kết vì mọi hoạt động của Porton Down đều được thực hiện dựa theo chỉ thị từ Bộ Quốc phòng Anh.

Từ những năm 1950, Porton Down phát triển loại vũ khí hóa học như khí gas độc, khí độc làm tê liệt hệ thần kinh. Trước đó, Porton Down từng thành công trong việc sản xuất bom than…

Ngày nay, nhiệm vụ chính của Porton Down là nghiên cứu và chế tạo những trang thiết bị quốc phòng hiện đại, giúp binh sĩ Anh đối phó với vũ khí sinh hóa học.

Một điểm đáng chú ý nữa là không chỉ binh sĩ Ấn Độ, Anh mà gần 2.000 binh sĩ Mỹ cũng từng là nạn nhân của trò thử nghiệm khí độc do Phòng Nghiên cứu hải quân Mỹ thực hiện

Huyền Chi

Tối 22/4, TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần 2 để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).

Sau một ngày xét xử vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và “Gây rối trật tự công cộng” khiến một cô gái dừng đèn đỏ bị tử vong, chiều 22/4, TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã ra phán quyết đối với 24 bị cáo. Bị cáo Nguyễn Hồng Nhung (SN 2005, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Tổng hợp hình phạt, Nhung phải thi hành 8 năm 6 tháng tù.

Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán để công bố thông tin, sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty CP phục vụ mặt đất Sài Gòn đã cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất trọn gói cho Công ty CP hàng không Vietjet tại sân bay Tân Sơn Nhất…

Sáng 22/4, nhiều người dân sống tại các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh từ cửa nhà đang ở, văn phòng, nơi làm việc... hào hứng khi chứng kiến những chiếc máy bay trực thăng kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay ngang qua. Những khoảnh khắc ấn tượng này đã được nhiều người sử dụng điện thoại ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội với niềm hân hoan và tự hào...

Chưa thực hiện đúng quy định pháp luật bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới; chưa thực hiện đúng quy định pháp luật bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; công tác bồi thường bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới chưa đúng quy định pháp luật… là một loạt vi phạm tại Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không được thanh tra chỉ ra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.