CHDCND Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang vệ tinh
>>Triều Tiên hoàn thành xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới
Đây là vụ phóng tên lửa mang vệ tinh thứ 2 của CHDCND Triều Tiên, nhưng lần này đã thành công. Tin từ hãng thông tấn trung ương CHDCND Triều Tiên (KCNA) cho hay, vụ phóng phiên bản thứ 2 của vệ tinh Kwangmyongsong-3 được thực hiện từ trung tâm vũ trụ Sohae ở Tongchang-ri, phía Tây Bắc nước này. Cả 3 tầng của tên lửa đã rơi vào các khu vực đúng như thông báo trước đó của Bình Nhưỡng. Tầng 1 của tên lửa được cho là đã rơi xuống Hoàng Hải.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản cho hay, tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã bay qua quần đảo Okinawa ở phía Nam nước này khoảng 12 phút sau khi được phóng lên. Một tầng của tên lửa hình như đã rơi xuống biển Hoa Đông. Ngay trong buổi sáng 12/12, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã triệu tập cuộc họp an ninh khẩn về vấn đề này. Bên kia đại dương, Bộ chỉ huy phòng vệ vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) cho biết, tên lửa đẩy của CHDCND Triều Tiên đã bị hệ thống cảnh báo tên lửa Mỹ phát hiện và theo dõi.
NORAD khẳng định, những dấu hiệu ban đầu cho thấy tầng một của tên lửa đã rơi xuống Hoàng Hải và tầng 2 rơi xuống vùng biển ngoài khơi
Trước khi tiến hành phóng tên lửa mang vệ tinh, CHDCND Triều Tiên đã thông báo những địa điểm mà tầng tên lửa dự kiến rơi. |
Theo nhận định của tờ Mainichi, vụ phóng thành công tên lửa mang vệ tinh của CHDCND Triều Tiên đã thể hiện bước tiến bộ lớn về công nghệ tên lửa. Tên lửa đẩy lần này được cải tiến từ tên lửa Teapodong-2 mà CHDCND Triều Tiên phóng hồi tháng 4 năm 2009 với 3 tầng nhiên liệu dài 30m có thể đạt tầm bắn 6.000km. Với tầm bắn này, tên lửa của Bình Nhưỡng đã mở rộng được đích ngắm tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở
Mặc dù đến nay, Bình Nhưỡng vẫn nhấn mạnh, việc phóng tên lửa mang vệ tinh là để phục vụ nghiên cứu khoa học. Nhưng Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản lại cho đây là một bức màn để thử tên lửa đạn đạo và qua đó vi phạm lệnh cấm của LHQ được đưa ra sau khi nước này tiến thành thử hạt nhân 2 lần trong năm 2006 và 2009. Phát biểu trong cuộc họp báo sáng 12/12, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết, tên lửa của CHDCND Triều Tiên không gây ảnh hưởng nào đến Nhật Bản nhưng Tokyo vẫn cho rằng, vụ phóng tên lửa lần này là hành động phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực và Nhật Bản kiên quyết phản đối hành động này.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan nói:
Mỹ gọi vụ phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh là “khiêu khích cao độ”, cảnh báo hành động này của CHDCND Triều Tiên sẽ gây bất ổn khu vực, làm ảnh hưởng tới những nỗ lực giải giáp hạt nhân của thế giới. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Tommy Vietor cho hay, trong những ngày tới, Mỹ sẽ làm việc với các đối tác tham gia đàm phán sáu bên, Hội đồng Bảo an LHQ và các nước thành viên khác của LHQ để có hành động phù hợp đối với Bình Nhưỡng.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của vụ phóng vệ tinh vì coi đây là "sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ”. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, đã theo dõi chặt chẽ vụ phóng cùng hướng bay của tên lửa về phía Nam của bán đảo Triều Tiên và vụ phóng tên lửa này không đe dọa đối với Nga và cho rằng, các bên nên tránh gây căng thẳng. Trung Quốc, đối tác thương mại, nhà viện trợ lớn nhất của CHDCND Triều Tiên cũng đã khiển trách Bình Nhưỡng về vụ phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh, kêu gọi nước này tuân thủ các nghị quyết cấm sử dụng tên lửa đạn đạo của LHQ.
Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, vụ phóng tên lửa thất bại hồi tháng 4 và đợt phóng thành công ngày 12/12 của CHDCND Triều Tiên đã tiêu tốn của nước này 1,34 tỷ USD trong đó bao gồm chi phí xây dựng địa điểm phóng tên lửa, chi phí cho hai đợt phóng, xây dựng các trang thiết bị tên lửa và phương tiện...