Các cường quốc trên thế giới đều phản đối Trung Quốc
Mỹ:
Là một trong những quốc gia đầu tiên lên tiếng phản đối hành động sai trái của Trung Quốc trên vùng biển Việt
Trong các cuộc gặp với quan chức Trung Quốc, chính quyền Washington vẫn khẳng định rằng, hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông là “một hành động nguy hiểm, gây khiêu khích” và phục vụ cho mục đích mở rộng lãnh thổ thông qua việc ép buộc, dọa dẫm nước khác và chiến lược thôn tính Biển Đông của Trung Quốc. Khẳng định việc hướng về châu Á không nhằm ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ còn yêu cầu Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế…
Tờ Thời báo New York số ra ngày 16/5 còn nhận định rằng, những hành động của Trung Quốc kể từ ngày 1/5 hoàn toàn trái ngược với tuyên bố mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra trong Hiệp hội hữu nghị nhân dân với nước ngoài ở thủ đô Bắc Kinh. Còn Nhật báo phố Wall thì viện dẫn Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và nhắc lại rằng, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1974 và không quốc gia nào trên thế giới công nhận đây là vùng lãnh thổ của Trung Quốc nên mọi biện minh của nước này liên quan đến quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa đều là trái pháp luật.
EU:
Sau khi đưa ra tuyên bố về Biển Đông nêu rõ quan điểm về việc phải giải quyết mọi mâu thuẫn thông qua giải pháp hòa bình, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho biết vẫn đang tiếp tục theo dõi tình hình ở Biển Đông. Biện pháp đầu tiên hiện nay, theo Michael Mannn, người phát ngôn của Cao ủy phụ trách về an ninh và đối ngoại EU, cả Việt Nam và Trung Quốc đều phải xây dựng lòng tin, tìm những giải pháp hòa bình và hợp tác theo đúng luật pháp quốc tế mà cụ thể là UNCLOS. EU muốn đóng vai trò trung gian trong việc ổn định an ninh khu vực bởi khu vực này có vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị và chiến lược trên thế giới. Hơn nữa, theo lời ông Michael Mann, gần 50% lượng hàng hóa vận chuyển đường hàng hải trên thế giới đều qua khu vực Biển Đông nên hành động của Trung Quốc hay bất kể một sự việc nào xảy ra cũng có thể ảnh hưởng đến tự do hàng hải và hàng không, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến thương mại xuyên Á và cả nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả châu Âu. Các hành động đơn phương mà cụ thể là việc tàu Trung Quốc đã đâm và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt
Pháp:
Bày tỏ quan ngại về diễn biến căng thẳng ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cũng đã kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và đối thoại. Về vấn đề này, trong cuộc gặp gỡ với báo chí hồi trung tuần tháng 5, Chuẩn Đô đốc Pascal Ausseur, Vụ phó phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Vụ phát triển quốc tế, Tổng cục trang bị vũ khí Pháp chia sẻ: "Pháp cũng có liên quan về an ninh trong khu vực Biển Đông, do đó chúng tôi sẽ thực hiện những hợp tác và hỗ trợ có thể, để đảm bảo an ninh khu vực.
Chuẩn Đô đốc Pascal Ausseur, Vụ phó phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Vụ phát triển quốc tế, Tổng cục trang bị vũ khí Pháp tuyên bố Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về an ninh hàng hải. |
Việc Việt
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, cho đến nay, phong trào phản đối Trung Quốc đang lan rộng ở Pháp. Nhiều hội hữu nghị Pháp-Việt đã lớn tiếng lên án hành động sai trái của Trung Quốc.
Cụ thể, chiều 16/5, gần 2.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp, cùng các bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình và công lý đã hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức Collectif Vietnam, một tổ chức tập hợp tất cả các hội, đoàn của người Việt Nam tại Pháp, tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Paris chống lại các hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc, bày tỏ tình cảm hướng về Việt Nam, đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Những người biểu tình đã nắm tay và hô vang khẩu hiệu: "Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng thềm lục địa của Việt Nam", "Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp quốc tế", "Không được đụng đến Hoàng Sa", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam". Khi Quốc ca Việt
Anh:
Theo hãng tin BBC, Quốc vụ khanh của Vương quốc Anh và Bắc Ireland Hugo Swire ra tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam đã dẫn tới “căng thẳng gia tăng”. Hiện tại, Anh đã nếu vấn đề này với chính phủ Trung Quốc ở cấp bộ và sẽ còn có thêm nhiều cuộc tiếp xúc ngoại giao về vấn đề này. Quan điểm của các học giả ở Anh xung quanh sự kiện này cũng đều là phản đối hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Việt
GS.TS Vladimir Buiyanov, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế và Pháp luật Moskva (MAEP), Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt: “Hành động của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh hàng hải” Nhận định về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, GS.TS Vladimir Buiyanov cho biết: “Về mặt luật pháp, đây là hành vi vi phạm những quy định trong Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển. Hành động này của Trung Quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh hàng hải. Hành động của Việt Về cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc, ông Vladimir Buiyanov khẳng định, cuộc tập trận này diễn ra vào ngày 20/5 tới và đã được hai bên lên kế hoạch từ trước khi Trung Quốc có hành động gây hấn tại Biển Đông. Sau những gì đã diễn ra trong những ngày gần đây, Nga có thể sẽ thông qua cuộc tập trận chung này để gửi tới Trung Quốc thông điệp, đừng nghĩ rằng mình đã đủ mạnh để có thể dùng vũ lực đối với các nước khác. Nước Nga hoàn toàn ủng hộ Việt Được biết, vào ngày 15/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich cho biết, Nga theo sát tình hình ở Biển Đông và hy vọng Trung Quốc và Việt Nam sẽ thể hiện sự kiềm chế trước tình hình căng thẳng hiện nay và sẽ khắc phục được tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua con đường đàm phán. Khổng Hà |