Các tỷ phú dốc hầu bao để 'mua' sự an toàn

10:45 16/09/2015
Roman Abramovich là tỷ phú chịu chi nhất về lĩnh vực an ninh. Mỗi năm, ông mất đứt 1,5 triệu USD cho chi phí an ninh bao gồm các thiết bị thông minh và tiền lương cho các vệ sĩ.

Tuy không tham gia chính trường nhưng thương trường đối với các tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới cũng không khác gì một “cuộc chiến”. Vì vậy, chuyện đảm bảo an ninh luôn được đặt lên hàng đầu, nhất là khi mạng lưới khủng bố Al-Qaeda vừa tuyên bố sẽ ám sát những người giàu như Bill Gates, Warren Buffett, cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg và cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke để tạo nên một “cuộc khủng hoảng kinh tế mới”.

Các vệ sĩ quân nhân

Mặc dù không nằm trong “danh sách đen” mà mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đưa ra với lời đe dọa ám sát, thế nhưng, ông chủ của CLB bóng đá Chelsea, tỷ phú người Nga Roman Abramovich vẫn quyết định tăng số lượng vệ sĩ được thuê để bảo vệ ông lên thành 40 người. Những người này được chia làm 2 ca trực, luôn ở bên cạnh Roman Abramovich mỗi khi ông bước chân ra khỏi nơi trú ẩn. 

Khi dắt chú chó cưng đi dạo trên đảo Arran của Scotland, tỷ phú Roman Abramovich cũng phải cần tới đội vệ sĩ hùng hậu. Ảnh: SWNS.

Chẳng hạn, mới đây, khi dắt chú chó cưng đi dạo trên đảo Arran của Scotland, Roman Abramovich cũng phải cần tới 5 vệ sĩ đi cùng. Trong số 40 người nói trên, có đến ¾ là các cựu quân nhân, từng được tôi luyện qua môi trường của quân đội Nga hoặc quân đội Hoàng gia Anh. Bên cạnh đó, tỷ phú Roman Abramovich còn chi một số tiền không nhỏ để giữ 10 tay súng túc trực 24/24h tại tư dinh ở Belgravia, thủ đô London (Anh). 

Theo thông tin trên hãng AP, Roman Abramovich là tỷ phú chịu chi nhất về lĩnh vực an ninh. Mỗi năm, ông mất đứt 1,5 triệu USD cho chi phí an ninh bao gồm các thiết bị thông minh và tiền lương cho các vệ sĩ.

Một điểm đáng chú ý là Roman Arbamovich là một trong những tỷ phú đi đầu trong việc thuê các cựu quân nhân làm vệ sĩ. Một vài năm trở lại đây, xu hướng này ngày càng gia tăng, nhất là đối với các tỷ phú Mỹ. Phần lớn bọn họ tìm kiếm sự bảo vệ từ các cựu lính hải quân Seal với giá 500.000 USD/năm hoặc các cựu nhân viên từng làm việc tại Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. 

Ví dụ, đi kèm tỷ phú Warren Buffett luôn có một vệ sĩ là cựu thành viên Seal, người đang làm thuê cho một công ty vệ sĩ do một cựu lính hải quân tên là Jason Padilla thành lập tại Los Angeles từ năm 2008. 

Cựu Thị trưởng New York Micheal Bloomberg thì cho rằng, việc thuê các cựu quân nhân là hợp lý lẽ, những người này đều có khả năng chống chịu lại việc ngủ ít, đối phó với căng thẳng và có những kỹ năng cần thiết để đối phó với các mối đe dọa an ninh mà sẽ bao gồm cả các vụ bắt cóc và gián điệp.

Và những tấm “áo giáp”

Ngoài đội vệ sĩ hùng hậu và khôn ngoan, các tỷ phú còn trang bị rất nhiều các thiết bị công nghệ an ninh hiện đại bậc nhất để bảo vệ tính mạng cho bản thân và gia đình. 

Đến ngay như tỷ phú nổi tiếng giản dị như Bill Gates cũng “nghiến răng” chi tới 132 triệu USD để xây dựng “ngôi nhà thông minh” trong khuôn viên rộng 66.000m² ở Media, Washington. Cổng vào của ngôi nhà luôn cho Bill Gates biết đích xác ai đến và có thể rộng mở đón chào người đó được không. Hệ thống bảo mật cũng rất tinh vi với những chiếc camera được giấu ở khắp nơi và các phân tử cảm biến có thể nhận ra các vật thể kích thước cực lớn. 

Victor Lee, tư vấn viên của Công ty Biometric Group cho biết, tay nắm cửa ra vào nhận dạng dấu vân tay hay đồng tử hoặc kiểm tra những thông tin bên dưới lớp da của người chủ, giờ không còn là chuyện gì xa lạ trong nhà riêng của tỷ phú này. Bên trong dinh thự, một hệ thống cảm biến công nghệ cao còn giúp khách theo dõi khí hậu và ánh sáng của căn phòng…

Việc mua sắm xe hơi chống đạn cũng được đặc biệt chú trọng. Hiện 5 dòng xe chống đạn hạng sang khác trong đó đặc biệt có 2 loại đang thịnh hành nhất là Audi A8 L Security có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 7 giây và có thể chịu những cuộc công kích bằng súng máy hạng nặng, lựu đạn và cả một số loại bom; Jaguar XJ Sentinal với sức chịu một vụ nổ sinh ra từ 33kg TNT, cùng với khả năng chịu các cuộc tấn công bằng súng trường và súng máy. Đối với các loại phương tiện khác, các tỷ phú cũng không tiếc tiền khi tu sửa và trang bị cho nó các tính năng hiện đại. 

Tỷ phú Roman Abramovich bỏ ra tới 80 triệu USD để mua một chiếc thuyền siêu tốc có trang bị hệ thống phòng không hiện đại được gắn các thiết bị chuyên dụng để phát hiện, đeo bám các cuộc tập kích của tên lửa. Với chiếc du thuyền sang trọng Pelorus, ông cũng sử dụng hệ thống phát hiện tên lửa hiện đại trị giá hàng trăm triệu USD, lắp kính chống đạn, xây bãi đáp phía trên cho trực thăng và trang bị một tàu ngầm loại nhỏ. 

Tỷ phú Roman Abramovich còn chi hơn 100 triệu USD để mua một máy bay Boeing 767, có thể chuyên chở 360 người và chi tiếp hàng nghìn USD để "đại tu"chiếc máy bay theo sở thích như: sơn lại vỏ, lắp đặt phòng tắm, màn hình tivi cùng nhiều thiết bị hỗ trợ an ninh như hệ thống gây nhiễu tên lửa, hệ thống đánh chặn…

Giám đốc một công ty bảo vệ an ninh có tên Safe (An toàn) của Mỹ cho biết, giá trung bình để thuê bảo vệ trước cổng nhà riêng của các tỷ phú vào khoảng 150.000 USD, và thậm chí còn cao hơn nữa nếu như dinh thự hoành tráng cần phải có sự bảo vệ nghiêm ngặt. Vị này tiết lộ giá của một “thương vụ” đảm bảo an ninh tuyệt đối có khi còn lên tới hàng chục triệu USD. 

Tính trung bình, các đại gia thường chi từ 7%-8% tổng tài sản để đổi lấy sự an toàn cho mình và người thân. CEO của Tập đoàn Apple Tim Cook bỏ ra 700.000 USD/năm cho công tác bảo vệ an ninh. Trong khi đó, chi phí an ninh cho CEO Tập đoàn thương mại điện tử AmazonJeff Bezos  và CEO Larry Ellison của Tập đoàn công nghệ Oracle vào khoảng hơn 1 triệu USD.

Khánh Chi

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文