Cảnh báo khủng hoảng nhân đạo về người nhập cư ở châu Á

08:33 16/05/2015
Không chỉ riêng châu Âu mà châu Á cũng đang trở thành điểm nóng về vấn nạn di cư trái phép, nhất là khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại trước thông tin một số nước Đông Nam Á có thể từ chối những con tàu chở người nhập cư. Trong khi đó, Cao ủy LHQ về người tị nạn lại cảnh báo, tình hình hiện nay có thể trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Những con số đáng sợ

Thống kê của tổ chức Di trú quốc tế (IOM) cho hay, trong những ngày qua, có thêm nhiều người nhập cư bỏ mạng trên vùng biển Đông Nam Á và 6.000 người khác được cho là đang mắc kẹt ngoài khơi (có thể là trên vùng Vịnh Bengal) trong điều kiện hết sức khó khăn. Điều đáng lo ngại chính là việc các tàu chở người nhập cư trái phép của bọn buôn người tìm mọi cách lẩn trốn mọi sự trợ giúp hoặc tìm kiếm của các cơ quan chức năng.

Gần đây nhất là vào hôm 12/5, lực lượng hải quân phối hợp với lực lượng bảo vệ bờ biển Bangladesh mới phát hiện được một tàu đánh cá bị bỏ lại gần đảo St Martin ở cực Nam của nước này với hơn 100 người nhập cư trái phép. Những người này cho biết đã lênh đênh trên biển hơn 2 tháng với mục đích là đến được Malaysia để có cuộc sống mới. Sau khi phát hiện bị lực lượng bảo vệ bờ biển truy đuổi, thủy thủ đoàn trên tàu là nhóm người Myanmar đã bỏ rơi họ giữa biển để trốn chạy.

Trước đó một ngày, cảnh sát Malaysia cũng bắt giữ hơn 1.000 người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào đảo Langkawi. Những người này đến từ Bangladesh, Myanmar, trong đó có hơn 100 phụ nữ và 50 trẻ em. Riêng trong ngày 15/5, 700 người di cư khác đến từ Bangladesh và Myanmar cũng đã được ngư dân Indonesia cứu sống khi chiếc tàu chở họ bị chìm ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Aceh. Thái Lan thì thông báo phát hiện một tàu chở 400 người di cư trái phép…

Những người nhập cư trái phép bị bắt ở Kuah, Langkawi, Kedah, Malaysia. Ảnh: EPA.

Đại diện của IOM cho hay, chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, hơn 25.000 người Bangladesh và người Hofoig iaso Rohingya ở Myanmar đã tìm cách vượt biển trên những chiếc tàu của bọn buôn người. Con số này nhiều gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và tính đến nay đã có ít nhất 300 người thiệt mạng, 40% trong số những người được tìm thấy hoặc được cứu ở trong tình trạng thiếu ăn, thậm chí gần như chết đói. Đó là chưa kể đến số người nhập cư bất hợp pháp khác bị thiệt mạng khi ở trên đất liền.

Trưởng phái bộ IOM ở châu Á – Thái Bình Dương Jeff Labovitz cho biết: “Càng ở lâu trên biển, người di cư càng bị đe dọa đến tính mạng vì không có lương thực, không có nước sạch và họ có thể bị ốm. Chúng tôi rất lo ngại cho họ, vì thế chúng tôi cho rằng cần phải khẩn trương cứu sống họ”.

Lo ngại trước vấn đề này, hôm 14-5, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nhấn mạnh, việc giải cứu người trên biển là nghĩa vụ quốc tế. Đồng thời, ông Ban Ki-moon cũng thúc giục các quốc gia Đông Nam Á xem xét việc hợp tác giải cứu hàng trăm người nhập cư trái phép bị những kẻ buôn người bỏ rơi trên những con thuyền trôi dạt trên biển.

Cảnh giác trước thủ đoạn buôn người

Các kết quả điều tra ban đầu của Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều cho thấy, những người nhập cư trái phép từ Myanmar hay Bangladesh đã được các tổ chức buôn người mời chào theo hình thức tuyển dụng làm việc ở các quốc gia này với mức lương hấp dẫn. Sau khi chấp thuận, họ được đưa lên những con thuyền không đảm bảo an toàn và cứ lênh đênh trên biển hàng tuần trời nếu như phát hiện sự kiểm soát gắt gao của các lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển. Số khác, nếu đã may mắn an toàn lên đến bờ thì lại bị những kẻ buôn người giam giữ trong những lán trại dơ bẩn trong rừng rậm và bị mua đi bán lại tới những nơi khác…

Hôm 12/5, chính phủ Malaysia đã nhóm họp khẩn cấp về việc này. Còn Thái Lan thì thừa nhận các cơ quan chức năng nước này chưa giải quyết tốt vấn đề người nhập cư, người tị nạn và nạn buôn người. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha còn kêu gọi các tổ chức quốc tế tham gia và giúp đỡ đàm phán với các nước khởi nguồn làn sóng nhập cư trái phép.

Ngày 29/5 tới, Thái Lan sẽ tổ chức Hội nghị đặc biệt về di cư trái phép tại Ấn Độ Dương với sự tham gia của các quan chức cấp cao đại diện 15 nước trong khu vực như Australia, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar, Bangladesh, Mỹ… để bàn cách giải quyết triệt để vấn đề người tị nạn.

Phan Hiển

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát giao thông, Cục An ninh điều tra và các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, khởi tố, bắt tạm giam 12 đối tượng có hành vi vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với quy mô đặc biệt lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng; liên quan trực tiếp hơn 9.000 người, trong đó có hơn 7.000 người Việt Nam và hơn 2.000 người Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia.

Ngày 21/5, Thiếu tướng Đặng Trọng Cường, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác Công an tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình, người thân đồng chí Lò Văn Tân (SN 1984, là Tổ trưởng tổ bảo vệ ANTT cơ sở tại tiểu khu Ít Bon, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 21/5, tại Hà Nội, nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 96 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025 trong CAND đã được Cục Công tác Chính trị Bộ Công an chỉ đạo Ban Công đoàn CAND triển khai tổ chức.

Vào khoảng 10h30 ngày 21/5, do mâu thuẫn cá nhân, Võ Thế Hùng (SN 1982, trú thôn Tân Trại 1, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã dùng dao đâm vào vùng ngực ông Nguyễn Trung T (SN 1962, ở cùng thôn) khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.

Chiều nay 21/5, Công an tỉnh Phú Yên nhận được bức thư của chị Đoàn Thị Diễm N (SN 1992, trú ở xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) cảm ơn Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên và Công an xã Suối Bạc đã nỗ lực truy tìm, giải cứu chị gái của mình thoát khỏi bẫy lừa “việc nhẹ, lương cao”.

Ngày 21/5, Công an TP Hồ Chí Minh đã đến thăm hỏi, động viên và trao 50 triệu đồng tặng gia đình Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Công an đã anh dũng hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ tham gia phá chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 21/5, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại các khu vực biển ven bờ và sông Hàn, áp dụng từ năm 2025 đến năm 2030 nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường và giữ gìn ANTT trên địa bàn.

Chiều nay (21/5), UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, vừa xảy ra vụ nổ tại Công ty SGI Vina chuyên sản xuất nam châm vĩnh cửu Nd-Fe-B (đóng tại KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) làm 12 người bị bỏng, bị thương.

Ngày 21/5, Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Z.B, đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm giảm cân X1000 do DJ Ngân 98 quảng cáo. Địa chỉ công ty được ghi nhận tại đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Trong những ngày vừa qua, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại một số địa phương. Dự báo, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.