Cảnh sát Thái Lan giành lại các khu vực bị người biểu tình chiếm đóng

09:43 15/02/2014
Ngày 14/2, lực lượng cảnh sát chống bạo động của Thái Lan đã được triển khai để đối phó với đám người biểu tình chống chính phủ và tái chiếm lại những khu vực bị người biểu tình chiếm đóng trong suốt 3 tháng qua.

Trưa 14/2, ông Chalerm Yabumrung trả lời phỏng vấn báo giới trong cuộc họp báo đầu tiên được tổ chức tại tòa nhà chính phủ kể từ tháng 12 đến nay. Người đứng đầu trung tâm chỉ huy lực lượng đặc nhiệm nói: “Thủ tướng tạm quyền đã yêu cầu chúng tôi hoàn tất việc giải tán đám đông người biểu tình trong hòa bình. Chiến dịch này được tiến hành từ ngày 14/2 với mục tiêu đầu tiên là tòa nhà chính phủ. Sau đó, chúng tôi sẽ triển khai thêm lực lượng tại các khu vực khác như văn phòng Quốc hội, trụ sở Bộ Nội vụ... Bước đầu, chúng tôi đã kêu gọi những người biểu tình trở về nhà. Nếu họ không nghe, chúng tôi sẽ sử dụng những biện pháp mạnh hơn”.

Trong khi đó, tờ The Nation đưa tin, hàng trăm cảnh sát được trang bị mũ sắt và khiên cơ động đã tiến đến tòa nhà chính phủ. Người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanatabut cũng cho biết, chính quyền Bangkok phát động chiến dịch an ninh nhằm lấy lại một số khu vực bị người biểu tình chống chính phủ chiếm giữ và có thể tiến hành bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình khác. Hiện nhà chức trách Thái Lan đã lên kế hoạch giành lại 4 địa điểm bị người biểu tình bao vây và cắm trại từ tháng 12 năm ngoái, trong đó có cả trụ sở Bộ Nội vụ…

Lực lượng cảnh sát chống bạo động của Thái Lan đã được huy động để tiến hành tháo dỡ chướng ngại vật, các rào chắn, bao cát do người biểu tình dựng lên và giành lại những khu vực bị chiếm đóng.

Theo tin từ tờ Bangkokpost, khoảng 3.000 cảnh sát chống bạo động được huy động triển khai việc thu hồi các địa điểm biểu tình. Bước đầu, cảnh sát đã tiến hành tháo dỡ chướng ngại vật, các rào chắn, bao cát do người biểu tình dựng lên và kiểm tra, thu giữ nhiều vũ khí thô sơ, tự chế ở một số địa điểm biểu tình xung quanh khu vực tòa nhà chính phủ; đồng thời bố trí lực lượng bảo vệ các địa điểm vừa thu hồi. Sau đó, cảnh sát chống bạo động cũng đã phá những lán trại của người biểu tình ở đường Rajdamnoen ở cầu Makkhawan.

Đến chiều 14/2, 1.000 cảnh sát trong số này đã thành công trong việc giải tán đám đông biểu tình kéo dài từ Quảng trường Royal Plaza, Cung điện Hoàng gia đến trụ sở Liên hợp quốc (LHQ). Đáng chú ý là không có đụng độ xảy ra. Nghĩa là, những người biểu tình tỏ thái độ hợp tác cùng lực lượng cảnh sát, mặc dù trước đó, thủ lĩnh biểu tình đồng thời là Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) Suthep Thaugsuban đã yêu cầu những người biểu tình tại các địa điểm khác sẵn sàng hỗ trợ 3 địa điểm chính mà lực lượng cảnh sát chống bạo động tiến hành giải tán. Thậm chí ngay cả lúc có một vụ nổ xảy ra làm 2 người bị thương nhẹ tại gần cầu Makkhawan thì cảnh sát vẫn kiểm soát được tình hình và kiềm chế sự quá khích của những người biểu tình.

Giới phân tích nhận định, ngày 14/2 ở Thái Lan là ngày đại lễ Makhabucha của đạo Phật nên việc huy động cảnh sát giành lại các địa điểm biểu tình là một bước đi khá táo bạo và đầy rủi ro. Nhưng sự khôn khéo, thận trọng trong cách hành xử của chính phủ tạm quyền Thái Lan và lực lượng cảnh sát đã giúp mọi việc trở nên nhẹ nhành, tránh được đụng độ. Đây được coi là hướng mở mới cho việc giải quyết những mâu thuẫn đang tồn tại bên trong xã hội Thái Lan hiện nay.

Thực tế, theo tờ The Nation, 3 ngày trước khi tiến hành thu hồi các địa điểm biểu tình, chính phủ tạm quyền đã thông báo cho PDRC. Đồng thời, các cuộc đàm phán, thương lượng giữa đại diện chính phủ và lực lượng PDRC cũng được tiến hành. Nếu tình hình tiến triển tốt, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Lao động Thái Lan Chalerm Yubumrung, công chức của những cơ quan này có thể đi làm trở lại vào ngày 17/2.

Còn theo quan điểm của nhiều nhà phân tích khác, tình hình ở Thái Lan tuy đã bớt “nóng” nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro bởi nước này vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng chính trị không rõ ràng. Nguyên do là vì chính phủ tạm quyền chỉ có quyền lực hạn chế, trong khi đó, theo quyết định của Ủy ban Bầu cử Thái Lan thì các cuộc bỏ phiếu bổ sung lại được tiến hành vào ngày 27/4, tức là sau 2 tháng nữa. Và điều này sẽ có tác động mạnh tới tình hình kinh tế và xã hội nước này

Phan Hiển

Chiều tối 20/9, khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ huy đã tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Long Thái Việt (ở huyện Hàm Tân).

Thay vì trả tiền lương cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát hiện đấu tranh, triệt phá.

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Cuối phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Khắc Duy (SN 1984) 13 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Nguyệt, chung sống như vợ chồng với bị cáo.

Tàu hàng Nam Anh 69 cuốn theo lồng bè nuôi hàu trên sông trôi ra biển, hiện tàu đang mắc cạn giữa phao số 1 và số 2 cách bờ khoảng 2 hải lý. Cùng thời điểm, tàu cá đang neo đậu tại bờ Bắc sông Gianh bị sóng đánh làm lật tàu.

Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra Kết luận điều tra bổ sung và những vi phạm tại các Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3, 4 và 5, trước đó Thanh tra Chính phủ (TTCP) ra Kết luận vào tháng 12/2023 chỉ ra một loạt vấn đề về trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng của chủ đầu tư, của đơn vị được giao quản lý đất và chính quyền địa phương…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文