Châu Âu chia rẽ vì vấn nạn người nhập cư

08:14 05/09/2015
Sự gia tăng đến mức chóng mặt của số người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu không chỉ tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn mà còn gây ra nhiều bất ổn về an ninh và chính trị ở lục địa già này. Chưa hết, các thành viên trong Liên minh Châu Âu (EU) còn đang đứng trước nguy cơ chia rẽ, mâu thuẫn vì không thống nhất được phương án giải quyết.

Phải nói rằng, thông tin về những chuyến tàu chở người nhập cư bị đắm ở ngoài Địa Trung Hải cùng với sự kiện trấn áp người di cư tại vùng biên giới với Serbia của Hungary một lần nữa đã làm “nóng” cuộc họp không chính thức của Ngoại trưởng các nước EU tại Luxembourg. Trong khi Chủ tịch EU Donald Tusk liên tục kêu gọi các quốc gia thành viên chia sẻ công tác tái định cư cho ít nhất 100.000 người tị nạn, tức là cao hơn nhiều so với thỏa thuận 32.000 người hiện nay thì nhiều quốc gia khác đã bày tỏ sự phản đối.

Lý do mà họ đưa ra là khi tiếp nhận những người nhập cư trái phép này đến từ các quốc gia Bắc Phi – Trung Đông, nơi thường xuyên xảy ra bất ổn thì mức độ mất an ninh, an toàn cũng như khả năng thiếu hụt về phúc lợi xã hội là rất lớn. Đó là chưa kể đến nguy cơ các thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể trà trộn vào đám người nhập cư này để xâm nhập và các nước thành viên EU, từ đó lập mạng lưới, chi nhánh khủng bố và tiến hành các cuộc tấn công khủng bố mới…

Cảnh sát Hungary đang chặn một cặp vợ chồng di cư khi họ cố gắng xông vào ga đường sắt quốc tế Keleti ở thủ đô Budapest. Ảnh: Reuters.

Hãng tin AP cho biết, đến chiều 4/9, mới chỉ có Đức, Pháp là nhất trí về nguyên tắc “hạn ngạch bắt buộc” trong việc tiếp nhận người xin tị nạn tại các nước thành viên. Những người đứng đầu chính phủ 2 quốc gia này còn tuyên bố sẽ sớm chuyển cho Ủy ban Châu Âu những đề xuất chung nhằm tổ chức việc tiếp nhận người tị nạn và phân bổ một cách công bằng tại châu Âu cũng như cân nhắc những quy chuẩn tại mỗi nước để tăng cường hệ thống tị nạn châu Âu.

Còn tại Anh, Thủ tướng David Cameron lại có động thái nhượng bộ với tuyên bố sẽ tiếp nhận số người tị nạn Syria nhiều hơn so với 216 người trong năm ngoái. Nhưng đối tượng mà Anh tiếp nhận vẫn chỉ là những người đang tá túc trong các trại tị nạn của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ở vùng biên giới với Syria chứ không phải là những người đang trú tạm tại thị trấn cảng Calais của Pháp hay tại các địa điểm khác ở Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary…

Các số liệu thống kê mới nhất của tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho hay, trong năm 2015 này, đã có hơn 350.000 người di cư liều lĩnh vượt Địa Trung Hải để tới “miền đất hứa” châu Âu và khoảng 2.600 người đã thiệt mạng. Đó là chưa kể đến con số hơn 1.000 người chết khi đi qua sa mạc Sahara và vịnh Bengal ở Nam Á. Italia, quốc gia được coi là “cửa ngõ lớn nhất ở châu Âu đối với người nhập cư đi qua Địa Trung Hải” đã nhiều lần lên tiếng hối thúc các nước EU nhanh chóng tìm ra giải pháp thống nhất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.

Theo Thủ tướng Italia Matteo Renzi, cuộc khủng hoảng này không mang tính ngắn hạn mà sẽ kéo dài và cần được cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết, bằng việc đem lại hòa bình và ổn định ở các nước đang bất ổn hoặc có chiến tranh.

Ông Matteo Renzi cũng cho biết thêm rằng, hôm 2/9, lực lượng bảo vệ bờ biển Italia cùng các tàu của tổ chức Bác sĩ không biên giới, Cơ quan kiểm soát biên giới thuộc EU (FRONTEX) đã giải cứu được gần 3.000 người di cư đang trôi dạt trên biển trên hàng chục con tàu. Vì thế, từ ngày 3/9, Italia đã lập lại các trạm kiểm soát tạm thời ở cửa khẩu Brennero thuộc tỉnh Bolzano, miền Bắc nước này nhằm ngăn chặn dòng người di cư trái phép.

Quốc gia láng giềng với Italia là Áo cũng đã tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt các chuyến tàu và xe hơi từ Italia sang nước này… Trong khi đó, tình hình người nhập cư trái phép ở Hungary lại đang có những chuyển biến xấu.

Hôm 3/9, ga đường sắt quốc tế Keleti ở thủ đô Budapest đã rơi vào cảnh hỗn loạn do hàng trăm người di cư chen lấn xô đẩy. Tại khu vực biên giới với phía Nam giáp Serbia, Hungary đã triển khai quân đội để đối phó với làn sóng người di cư ồ ạt và trấn áp những kẻ buôn người. Tình trạng này khiến Thủ tướng Serbia Alexandar Vuciv phải cảnh báo rằng EU nên có hành động khẩn cấp nếu không sẽ có những chuyện không hay khác xảy ra.

Cùng chung quan điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng lớn tiếng chỉ trích EU đang biến Địa Trung Hải thành “nghĩa trang của người di cư” và cho rằng, EU đang quay lưng lại với các tiêu chuẩn về nhân quyền.

Sông Thương

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文