Trung Quốc ngừng xây đảo ở Biển Đông:

Chiến thuật tạo ‘ảo giác’ cho cộng đồng quốc tế

08:15 20/06/2015
Việc Trung Quốc tuyên bố việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông “sẽ hoàn tất trong vòng vài ngày tới”, nhưng khẳng định sẽ tiếp tục “xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích dân sự lẫn quân sự trên đảo nhân tạo” được các chuyên gia nhìn nhận như một chiến thuật của Bắc Kinh nhằm tạo “ảo giác” cho cộng đồng quốc tế, rằng các đảo đó là “của họ”, họ cải tạo trên đảo “của họ”.

Tuyên bố của Trung Quốc còn có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang muốn tìm cách thỏa hiệp với các nước ASEAN, với Mỹ, nhưng chỉ mang tính “xoa dịu nhất thời”, trước tiên là để dọn đường cho chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), ông Huang Jing, tuyên bố của Bắc Kinh là một bước nhằm hướng tới việc cải tạo đảo mà phía Mỹ từng yêu cầu: “Mỹ vừa lên tiếng yêu cầu Trung Quốc dừng việc cải tạo đảo lại thì Trung Quốc đã công bố hoàn tất việc này”. Đồng thời, cũng thông qua tuyên bố này, Chính phủ Trung Quốc có thể nói với người trong nước rằng, họ đã đạt được điều họ muốn.

Trái ngược với quan điểm này, bà Shannon Tiezzi, chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Tổ chức nghiên cứu chính sách Mỹ - Trung Quốc, cho rằng, Bắc Kinh tuyên bố rõ ràng họ hoàn tất việc xây đảo, chứ không phải từ bỏ vì áp lực của Mỹ và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, Bắc Kinh muốn kết thúc hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép để phục vụ lợi ích cho chính sách ngoại giao của nước này với các nước ASEAN. Một khi hoàn tất, Bắc Kinh chuyển sang “giải quyết hậu quả” mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Thêm vào đó, Tòa trọng tài thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) vào tháng 7/2015 sẽ tiến hành phiên tranh tụng đối với đơn kiện của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. Chốt lại, sau khi hoàn tất xây đảo, Trung Quốc có những gì họ muốn nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ở Biển Đông và với những cơ sở trên các đảo nhân tạo, Bắc Kinh sẽ dễ dàng tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông.

Theo quan điểm này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, tin rằng, Trung Quốc sẽ không chấm dứt công việc phi pháp này chừng nào họ chưa hoàn toàn khống chế được Biển Đông, chưa thực hiện xong chiến lược độc chiếm Biển Đông. Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, bước tiếp theo sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, Bắc Kinh đã tính toán áp dụng các thủ thuật, thủ đoạn cần và đủ, và vì thế, có lẽ họ cho rằng, đã đến lúc có thể triển khai giai đoạn tiến công mới nhằm hoàn thành cuộc chiến “không đánh mà thành”... trên Biển Đông.

Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm áp đặt yêu sách bành trướng, thực dân mang tên “đường lưỡi bò” - một yêu sách bất hợp pháp và cực kỳ lố bịch.

Nhận định về tuyên bố “sắp hoàn thành” dự án xây “đảo nhân tạo” ở Biển Đông, Giáo sư Shi Yinhong tại Đại học Renmin cho rằng: “Bất chấp việc Trung Quốc đã tuyên bố dừng việc cải tạo đảo ở Biển Đông, Mỹ vẫn xem hành động này của Trung Quốc là cố tình thiết lập hiện trạng mới tại đây và Mỹ sẽ không đời nào chấp thuận”.

Thật vậy, phát biểu tại cuộc họp báo ở Trung tâm Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 18/6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Danny Russel cho biết, Washington quan ngại về các kế hoạch của Trung Quốc duy trì hoạt động xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông: “Một cách thẳng thắn, chúng tôi quan ngại và các bên khác cũng quan ngại. Sự thật đơn giản là tuyên bố và cách hành xử đó (của Trung Quốc) sẽ không góp ích cho mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng (trong khu vực) vốn là điều tất cả chúng ta mong muốn”. Đồng minh của Mỹ, Nhật Bản trước đó cũng ra một cảnh báo sắc lẹm rằng: Xây xong rồi không có nghĩa là có quyền sở hữu “đảo”. Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga nêu rõ, Tokyo đặc biệt quan ngại về những hành vi nhằm thay đổi nguyên trạng, vốn là nguyên nhân làm gia tăng căng thẳng, đồng thời nhấn mạnh: “Với việc Trung Quốc tuyên bố hoàn thiện xây dựng, chúng ta không chấp nhận rằng đảo nhân tạo này là sự đã rồi”.

Ông Suga lưu ý rằng, do các đảo này được xây dựng trái phép ở vùng biển tranh chấp nên nó không thể tự động là “tài sản” của Bắc Kinh. Trong khi đó, phát biểu tại Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “An ninh và hợp tác ở Biển Đông: những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột” hôm 18/6, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Dmitri Mosyakov - Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học - Viện Hàn lâm Khoa học Nga đưa ra nhận định rằng, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố gây ra căng thẳng trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với 80% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này của Trung Quốc không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Hơn nữa, hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Giáo sư Mosyakov nhấn mạnh, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và các thỏa thuận đã đạt được.

Trước câu hỏi về cách ứng xử của Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc, phát biểu tại buổi tọa đàm khoa học “Các yếu tố tác động đến hòa bình, ổn định khu vực Biển Đông và một số kiến nghị” do Viện Chiến lược và Khoa học Công an (Bộ Công an) tổ chức ngày 19/6, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan cho rằng, trước tiên, cần phải nhận thức được những tính toán chiến lược của Trung Quốc. Tiếp đó, phải đồng nhất trong nhận thức về vấn đề Biển Đông, quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Thứ ba, nhận thức về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ và định vị của Việt Nam trong mối quan hệ đó. Cuối cùng là xử lý mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh với Trung Quốc.

Đồng quan điểm, Giáo sư, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) nêu rõ, đầu tiên, cũng cần phải nhận thức được rõ âm mưu, ý đồ của Trung Quốc là gì? Vấn đề Biển Đông là gì? Thứ hai, trong quan hệ và chính sách với Trung Quốc, phải đặt lợi ích quốc gia và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là tối thượng. Thứ ba, truyền thông phải vào cuộc mạnh hơn, giống hồi năm ngoái khi xảy ra sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, người dân phải được phép bày tỏ thái độ, tất nhiên là trong khuôn khổ luật pháp.

Khổng Hà

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

Bằng nhiều cách sau khi tiếp cận được “con mồi”, bà Châu đưa ra chiếc “bánh vẽ” kiếm tiền khiến cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng”. Những khoản tiền hàng tỷ đồng sau khi vào tay bà Châu, “nhà đầu tư” không thể nào đòi lại được…

TP Huế tiếp tục kích hoạt hệ thống hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến để tháo gỡ vướng mắc cho các xã, phường. Các tổ kỹ thuật chuyên trách được phân công "cầm tay chỉ việc" tại chỗ hoặc kết nối từ xa, hỗ trợ kịp thời cán bộ cơ sở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.