EU, Nga, Ukraine đạt thỏa thuận nối lại nguồn cung khí đốt

08:30 01/11/2014
Mối lo chết cóng trong mùa đông của người dân các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã được giải tỏa vào rạng sáng 31-10, khi EU, Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận về việc nối lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine. Đổi lại, EU đã có mức hỗ trợ chưa từng có đối với Ukraine để có thể nhanh chóng giải ngân khoản tiền 3,1 tỷ USD mà Kiev đang nợ Moskva.

Hãng tin AP cho biết, ngay sau khi đàm phán thành công, rạng sáng 31/10, EU, Nga, Ukraine đã cử đại diện ký vào biên bản thỏa thuận. Theo đó, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cam kết rằng, Kiev sẽ trả hết nợ mua khí đốt trước đó của Nga. Đổi lại, Moskva phải đồng ý bán khí đốt cho Ukraine ở mức 378 USD/m3 trong năm nay và giảm xuống còn 365 USD/m3 (mức mà Thủ tướng Ukraine yêu cầu) trong quý 1 năm 2015. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan cho biết, van đường ống khí đốt dẫn sang Ukraine sẽ được mở trong vài ngày tời, khi Nga nhận được khoản chuyển tiền đầu tiên trị giá 1,451 tỷ USD – số tiền Ukraine nợ Nga mua khí đốt tháng 11 và 12 năm 2013. Khoản tiếp theo trị giá 1,65 tỷ USD sẽ được trả trước cuối năm nay. Do Ukraine đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên số tiền trên sẽ được EU hỗ trợ. Đây là mức hỗ trợ chưa từng có của EU. Ngoài ra, Nga còn nhận được 3 nguồn đảm bảo về khả năng thanh toán của Ukraine trong thỏa thuận này, gồm hỗ trợ từ IMF, doanh thu của Tập đoàn năng lượng Ukraine Naftogaz và các khoản EU cho Ukraine vay trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ. Ý tưởng về việc EU hỗ trợ tài chính tạm thời cho Ukraine là do Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất. Theo đó, EU đã tạm thời đảm bảo dòng cung khí đốt từ Nga sang Ukraine trong giai đoạn từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm 2014.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak (trái) bắt tay Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan sau khi hai bên đạt được thỏa thuận về nguồn cung khí đốt. Ảnh: Reuters.

Nhiều nhà phân tích nhận định, thỏa thuận nói trên đạt được sau nhiều lần đàm phán là một tín hiệu vui, góp phần làm xoa dịu những lo ngại về “cuộc chiến khí đốt” giữa Nga và Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cho các nước châu Âu khi mùa đông đang tới gần. Đồng thời, thỏa thuận cũng ngầm cho thấy rằng, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với một số nhà sản xuất dầu khí của Nga sẽ không tác động mạnh đến lĩnh vực năng lượng của nước này. Hiện Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho EU với tổng lượng cung ứng chiếm đến hơn 30% nhu cầu dầu mỏ và khí đốt của EU. Gần 50% lượng khí đốt của Nga cung cấp cho EU được trung chuyển qua Ukraine nên nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Kiev, EU sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Riêng đối với Ukraine, việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga không những ảnh hưởng đến nhu cầu sống của người dân, mà còn tác động mạnh đến sản lượng công nghiệp của quốc gia Đông Âu này. Bởi thế, dù có căng thẳng đến mấy trong quan hệ ngoại giao với Nga, Ukraine vẫn phải có những bước lùi nhất định trong vấn đề năng lượng.

Nhà bình luận chính trị Pavel Salin hiện đang làm việc tại Trường Đại học Tài chính trực thuộc chính phủ ở Moskva còn cho rằng, việc thiếu những phương tiện cơ bản để người dân sinh sống còn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự ổn định của Ukraine. Một vấn đề khác cũng cần phải nhấn mạnh, theo ông Pavel Salin chính là việc phụ thuộc nguồn khí đốt từ Nga của EU. Nhưng với việc Moskva đang xúc tiến thực hiện kế hoạch “dòng chảy phương Nam” cùng sự ủng hộ nhiệt thành từ Hungary và Bulgaria, nếu vẫn giữ thái độ như hiện nay, Ukraine sẽ mất dần vị trí gần như độc tôn về việc trung chuyển khí gas từ Nga sang EU. Và đây sẽ là một trong những thảm họa lớn đối với nền kinh tế Ukraine.

Được biết, hôm 30/10, Tổng thống Bulgaria Rosen Plevneliev và người đồng cấp Áo Heinz Fischer đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) mới được bầu nối lại dự án này và coi đây là một hình thức để đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt tới châu Âu. Dự án  “Dòng chảy phương Nam” do Nga đứng đầu, với tổng trị giá 40 tỷ  USD sẽ xây dựng các đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga, qua Biển Đen đến Bulgaria, Serbia, Hungaria, Slovenia, Áo và có thể đến cả Italia

Phan Hiển

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文