EU đang “tự bắn vào chân mình” khi trừng phạt Nga?

08:16 12/12/2020
Ước tính các lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với Nga liên quan tới tình hình tại Ukraine từ tháng 3/2014 đã khiến nền kinh tế của liên minh thiệt hại 21 tỷ euro (khoảng 25,4 tỷ USD)/năm. Con số này đối với Đức là 5,45 tỷ euro/năm.


Hôm 10/12, các nhà lãnh đạo EU đã quyết định gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, vốn sẽ hết hạn vào cuối tháng 1/2021. 

Theo người phát ngôn của EU Barend Leyts, các biện pháp trừng phạt này sẽ kéo dài đến giữa năm 2021 và nhằm vào toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga như dầu mỏ, quốc phòng và ngân hàng.

Trước đó, hôm 9/12, Ngoại trưởng Đức Heiko Mass nhấn mạnh ông không thấy có lý do gì để nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Đức từ đảng cực hữu “Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức” (AfD) Waldemar Gerdt gọi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga là hành động “tự bắn vào chân mình”. Ông lưu ý rằng trong bối cảnh kinh tế suy thoái do đại dịch COVID-19, tác động của những biện pháp đó sẽ không giống như các nhà chức trách Đức mong đợi.

Ông nhấn mạnh rằng hiện nay cần tăng cường quan hệ giữa hai nước, phát triển thương mại và hợp tác. Chính trị gia Đức nói thêm rằng nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga càng sớm càng tốt. Theo ông, mọi điều cản trở sự phát triển quan hệ giữa Nga và Đức cần được “loại bỏ khỏi diễn đàn”.

Các nhà lãnh đạo EU đã quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng.

Theo số liệu được Phòng Thương mại và Công nghiệp Dusseldorf (CCI) của Đức công bố hôm 9-12, ước tính các biện pháp trừng phạt (của EU) đối với Nga khiến kinh tế Đức thiệt hại 5,45 tỷ euro/năm. Đối với EU, mức thiệt hại lên tới 21 tỷ euro/năm. Giám đốc điều hành CCI, ông Gregor Berghausen nhấn mạnh việc EU tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga sẽ khiến hình kinh tế của tất cả các bên thêm khó khăn. Nếu các biện pháp trừng phạt được siết chặt, thiệt hại tài chính sẽ tăng lên.

Ở chiều ngược lại, các hoạt động kinh doanh có thể khởi sắc hơn. Ông cho biết Đức coi Nga là một thị trường dành cho các doanh nghiệp có quy mô trung bình và kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Nga có thể tăng 15% sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Kết quả cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo tại Munich (Đức) thực hiện theo yêu cầu của CCI cho thấy các ngành chế tạo máy, sản xuất ôtô, chế biến và hóa chất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các biện pháp trừng phạt.

Việc EU bị thiệt hại như vậy đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo từ hồi đầu năm nay trong một cuộc phỏng vấn với tờ Rossiiskaya Gazeta. Ông nhấn mạnh: “Các lệnh trừng phạt chống Nga của Liên minh châu Âu (EU) dường như là một sự ám ảnh, trên thực tế nó không liên quan nhiều đến chính trị”, đồng thời lưu ý rằng, hiện chỉ có “một nhóm rất ít các quốc gia” đang hối thúc Brussels tiếp tục đối đầu với Moscow và tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt chống Nga cho đến khi “Moscow thực hiện các thỏa thuận Minsk”.

Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, cựu Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko muốn kêu gọi EU áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga và “chính quyền mới của Ukraine cũng đang áp dụng chính sách ngoại giao này”. Ông giải thích thêm: “Họ (chính quyền Ukraine - PV) sẽ không làm gì cả và khi họ không làm gì thì các thỏa thuận Minsk sẽ không bao giờ được thực thi.

Vì vậy, theo logic này, EU sẽ giữ nguyên lệnh trừng phạt chống Nga, trong khi đó Ukraine sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây”. Đặc biệt, Ngoại trưởng Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp châu Âu đang phải chịu “tổn thất kinh tế tới hàng chục, thậm chí có thể lên tới hàng trăm tỷ euro” từ các lệnh trừng phạt chống Nga. “Nhiều đại diện từ các quốc gia thành viên EU tiết lộ với chúng tôi rằng họ phản đối các lệnh trừng phạt chống Nga và khẳng định các biện pháp trừng phạt này có hại. Tuy nhiên, họ thực hiện nguyên tắc đoàn kết và đồng thuận về vấn đề này”, ông lưu ý.

Các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Nga lần đầu tiên sau khi máy bay MH17 của hãng Malaysian Airlines bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine vào tháng 7/2014 khiến 298 người thiệt mạng. Kể từ đó, các lệnh trừng phạt được gia hạn đều đặn 6 tháng/lần. EU khẳng định chỉ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt khi nào Thỏa thuận Minsk được thực thi đầy đủ. Đây là thỏa thuận được Nga và Ukraine ký năm 2015 với mục tiêu chấm dứt xung đột và tìm kiếm một giải pháp chính trị cho lực lượng phiến quân ở hai vùng Donetsk và Lugansk ở Ukraine.

Theo thống kê, kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, các cuộc xung đột giữa lực lượng phiến quân với quân đội Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người, đồng thời đẩy quan hệ giữa Nga và phương Tây vào tình trạng căng thẳng kéo dài. Việc này đã khiến các vòng đàm phán song phương về hủy bỏ thị thực và một thỏa thuận cơ bản mới về hợp tác cũng đã bị đình trệ dẫn tới việc một số quan chức Nga bị từ chối nhập cảnh châu Âu và bị đóng băng tài sản. 

Ngoài ra, châu Âu cũng đưa ra một số lệnh hạn chế về thương mại, tài chính và quân sự nhằm vào Nga. Đáp lại, Nga đã ra lệnh cấm nhập khẩu từ các nước EU.

Khổng Hà

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文