Gia tăng căng thẳng Trung Quốc - Myanmar

09:10 16/03/2015
Tân Hoa xã dẫn lời Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Vương Vệ ngày 15/3 cho biết đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với Tổng lãnh sự của Myanmar để dàn xếp các vấn đề liên quan đến vụ ném bom ngày 13/3.

Theo cáo buộc từ phía Trung Quốc, một chiến đấu cơ của Myanmar đã thả bom xuống thị trấn Lâm Thương, tỉnh Vân Nam khiến 4 dân thường thiệt mạng và 9 người khác bị thương. Tuy nhiên, Chính phủ Myanmar khẳng định không có quả bom nào của lực lượng chính phủ nước này rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc.

Ông Vương Vệ cho biết, vụ việc hôm 13/3 vừa qua đã gây ra thiệt hại lớn về tài chính và thương vong cho các khu vực biên giới Trung Quốc và đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Quan chức tỉnh Vân Nam hối thúc chính quyền Myanmar tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và hành động để giải quyết các cuộc xung đột không đáng xảy ra.

Cũng trong ngày 15/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố, Trung Quốc quyết tâm bảo vệ cuộc sống của người dân ở vùng biên giới phía Tây Nam nước này, giáp với Myanmar.

Ông Lý cũng bày tỏ lời chia buồn và cảm thông sâu sắc đến các nạn nhân và gia đình của họ.

Ông Lý nói thêm rằng, chính phủ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao cũng như quân đội Trung Quốc đều đã chính thức lên tiếng với phía Myanmar.

Trước đó, ngày 14/3, phát biểu trong cuộc đàm thoại với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cảnh báo: “Các tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Myanmar phải kiểm soát chặt chẽ và kiềm chế lực lượng quân đội của họ để không lặp lại sự cố như vậy”, đồng thời nhấn mạnh: “Nếu không, quân đội Trung Quốc sẽ có biện pháp kiên quyết và dứt khoát để bảo vệ cuộc sống và tài sản của người Trung Quốc”.

Người dân sống ở biên giới Myanmar - Trung Quốc di tản đến thành phố Lashio (Myanmar) để tránh bom đạn. Ảnh: Reuters.

Ông Phạm Trường Long kêu gọi Myanmar tiến hành điều tra nghiêm túc vụ việc, trừng phạt nghiêm khắc những người liên quan, xin lỗi và bồi thường cho gia đình các nạn nhân, cũng như hợp tác với Trung Quốc để đảm bảo an toàn, ổn định ở khu vực biên giới chung.

Bên cạnh đó, lực lượng không quân Trung Quốc cho biết đang triển khai bảy nhóm chiến đấu để đẩy mạnh tuần tra dọc khu vực biên giới giữa nước này và Myanmar.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, Chính phủ Myanmar khẳng định không có quả bom nào của lực lượng chính phủ nước này rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời cho rằng rất có thể lực lượng chống đối chính phủ Myanmar có tên Quân đôi Liên minh Dân chủ Quốc gia (MNDAA) tại Kokang, thuộc tiểu bang Shan ở phía Đông Bắc nước này có chung đường biên giới của Trung Quốc, đã gây ra vụ việc để tạo ra “sự hiểu lầm và căng thẳng” giữa hai nước.

Phát biểu với hãng tin Kyodo của Nhật Bản, Chánh văn phòng Tổng thống Myanmar, ông Zaw Htay cho biết, tất cả dữ liệu GPS, thông tin radar và thực địa đều cho thấy máy bay chiến đấu của Myanmar không đi vào khu vực tỉnh Vân Nam của Trung Quốc như phía Bắc Kinh cáo buộc.

Theo ông, quân đội Myanmar luôn thông báo cho phía Trung Quốc trước khi có lịch và lộ trình bay ở khu vực biên giới chung giữa hai nước. Tuy nhiên, ông vẫn cam kết Myanmar sẽ hợp tác đầy đủ với Trung Quốc về vấn đề trên, đồng thời cho biết các quan chức chính phủ và sĩ quan quân đội cấp cao của Myanmar sẽ họp bàn với Đại sứ Trung Quốc tại Nay Pyi Taw và tuỳ viên quân sự Trung Quốc.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing cũng cam kết Myanmar sẽ cử người tham gia điều tra chung với Trung Quốc và giải quyết hợp lý các vấn đề liên quan. Ông khẳng định quân đội Myanmar sẽ thúc đẩy hợp tác hữu nghị với quân đội Trung Quốc.

Vụ việc này diễn ra khi chính phủ Myanmar đang tăng cường cuộc chiến chống lại phiến quân MNDAA tại khu vực Kokang.

Những vụ xung đột giữa quân chính phủ và các tay súng MNDAA ngày càng trở nên ác liệt hơn trong những tháng gần đây, buộc Myanmar phải nhờ Trung Quốc hỗ trợ dẹp loạn.

Theo Tân Hoa xã, hơn 30.000 người từ Kokang đã vượt biên giới chạy sang tỉnh Vân Nam. Chính quyền Myanmar đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở Kokang từ ngày 9/2.

Hiện Trung Quốc đang cung cấp nơi trú ẩn và lương thực, thực phẩm cho những người Myanmar chạy loạn sang tỉnh Vân Nam.

Phiến quân MNDAA là lực lượng nào?

Hoạt động từ năm 1989 với mục tiêu thiết lập một vùng tự trị dành cho người gốc Hoa ở Kokang, theo ước tính từ các nguồn tin tình báo, quân số của MNDAA vào khoảng từ 1.500 – 2.000 tay súng.

Nhóm phiến quân này từng đạt thỏa thuận ngừng bắn với chính quyền Myanmar cho tới năm 2009. Lãnh đạo MNDAA là Bành Gia Thanh, 84 tuổi, một người gốc Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Hoàn Cầu hồi tháng 12-2014, Bành Gia Thanh khẳng định MNDAA sẽ giành quyền kiểm soát vùng Kokang từ tay quân đội Myanmar.

Chính phủ Mỹ còn xác định Bành Gia Thanh là kẻ kiểm soát hoạt động buôn bán ma túy ở Kokang.

Các quan chức Myanmar đã nhiều lần tố cáo “lính đánh thuê” từ Trung Quốc đã vượt biên sang Kokang để gia nhập MNDAA...

Phía Myanmar cho rằng, có thể Bành Gia Thanh đã lẩn trốn ở tỉnh Vân Nam và được chính quyền Vân Nam đảm bảo an toàn, để rồi trở về Kokang vào tháng 2/2015 khiến giao tranh bùng phát trở lại. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc này.

Hồi tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nước láng giềng và cấm bất kỳ tổ chức nào đe dọa quan hệ hai nước. 

Hà Khổng (tổng hợp)

Liên quan đến vụ việc người đàn ông tấn công nhân viên y tế tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, ngày 7/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với Khuất Văn Sinh (SN 1984, trú tại khu 24, xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba).

Chính sách này không những động viên tinh thần và hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm ma túy, mà còn đóng góp vào sự thành công trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy. Từ đó có thể nhân rộng mô hình hiệu quả này ra các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận thông tin đối với sai phạm của Trung tâm xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3) đối với 3 hợp đồng cho thuê đất của Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Ngày 7/5, Cục Hải quan cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn biến rất phức tạp. Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy, tiền tệ, vàng qua biên giới có dấu hiệu gia tăng ở tuyến hàng không với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Lịch sử không xoay vòng để những người di cư tìm lại câu hỏi nên đi hay ở của bối cảnh quá khứ. Điều quan trọng và mang tính thời sự hiện nay là làm thế nào để việc hòa hợp dân tộc được thực hiện thiết thực, người Việt dù ở bất cứ đâu trên thế giới, bất cứ thành phần, địa vị nào cũng đều hướng về Tổ quốc, đoàn kết vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ từ bỏ chiến dịch ném bom hàng ngày nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen sau khi đạt được “hiểu biết chung” cũng như việc Oman xác nhận làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Washington và Houthi.

Các tổ công tác Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã chia nhỏ lực lượng, cơ động di chuyển nhiều vị trí và tiến hành mật phục tại các điểm nóng, truy lùng xe quá tải qua lại trong đêm tối. Phóng viên CAND theo xe của tổ công tác di chuyển qua rất nhiều trục đường chính cũng như đường nhánh tại khu vực ngoại thành. 

Việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho đầu tư xây dựng các dự án đường sắt là rất cần thiết và cấp bách để tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.