Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng tình hữu nghị Việt – Trung

08:50 20/01/2010
Trong 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, Trung Quốc là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động lâu nhất và đưa ra những quyết định trọng đại với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Sau khi cách mạng hai nước Việt Nam và Trung Quốc thành công, tình cảm thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh tụ Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai... tiếp tục được củng cố, là nền móng của tình hữu nghị Việt - Trung "vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Là một người có thâm niên gần 40 năm công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Huy Hoan làm nhiệm vụ dịch thuật và tham gia thẩm định các tài liệu tiếng Trung liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tâm huyết và có điều kiện tiếp xúc với các tài liệu, tư liệu quý, ông Nguyễn Huy Hoan rất am hiểu về Bác Hồ và Trung Quốc.

Nhân dịp hai nước Việt Nam - Trung Quốc kỉ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Nguyễn Huy Hoan đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi thú vị. Ông khẳng định: Càng hiểu, tôi càng khâm phục và trân trọng tình cảm chân thành, thủy chung của Bác Hồ với các vị lãnh tụ và nhân dân Trung Quốc. Đó là di sản vô giá, là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Tháng 5 năm 1960, các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Chủ tịch Mao Trạch Đông, Ủy viên trưởng Chu Đức và Thủ tướng Chu Ân Lai, đã gửi một bức điện chúc mừng sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức điện do đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây) đích thân chuyển tới Hồ Chủ tịch, khi Người đang ở thăm Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây.

Theo Giáo sư Hoàng Tranh - một sử gia Trung Quốc - người đã có nhiều năm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bức điện mừng này có đoạn viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam, là Vị lãnh tụ kính mến nhất của nhân dân Việt Nam, là chiến sĩ lỗi lạc nhất trong phong trào Cộng sản quốc tế và là người bạn thân thiết nhất của nhân dân Trung Quốc". Những lời chúc mừng nồng hậu này đã nói lên tình cảm và sự trân trọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam.

Ngay từ mùa hè năm 1922 tại thủ đô Pari của nước Pháp, người thanh niên yêu nước Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ và kết thân với những nhà cách mạng Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Triệu Thế Viêm, Đặng Tiểu Bình... Cùng chung chí hướng giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp cho nhân dân Việt Nam và Trung Quốc, các nhà cách mạng trẻ tuổi hai nước đã gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trên đường tranh đấu.

Năm 1924, trong hành trình trở về phương Đông, với bí danh Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô lần đầu tiên tới Trung Quốc, làm phiên dịch viên trong phái bộ cố vấn Liên Xô Borodin bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu. Từ thời điểm này về sau, Nguyễn Ái Quốc đã nhiền lần đến và lưu lại Trung Quốc, tiến hành đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức và lực lượng cho cách mạng Việt Nam...

Hồ Chủ tịch đề tặng các bạn Trung Quốc bài thơ "Phong cảnh Quế Lâm" (tháng 5/1961).

Trong 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, Trung Quốc là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động lâu nhất và đưa ra những quyết định trọng đại với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Sau khi cách mạng hai nước Việt Nam và Trung Quốc thành công, tình cảm thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh tụ Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai... tiếp tục được củng cố, là nền móng của tình hữu nghị Việt - Trung "vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Tháng 11/1956, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai thăm chính thức Việt Nam, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam mở tiệc mừng. Sau những lời phát biểu chào mừng trịnh trọng, bất chợt Hồ Chủ tịch dừng lại, nói thân mật: "... đồng chí Chu Ân Lai còn là anh em của tôi. Chúng tôi đã từng đồng cam cộng khổ, cùng làm công tác cách mạng. Ba mươi mấy năm qua, Thủ tướng Chu Ân Lai là bạn chiến đấu thân thiết của tôi".

Khi đáp từ, Thủ tướng Chu Ân Lai trân trọng nói: "Ban nãy, Hồ Chủ tịch vừa nhắc tới hơn ba mươi năm trước, tôi đã quen biết với Người. Đúng thế! Cách đây ba mươi bốn năm, hồi còn ở Pari, tôi đã quen biết Hồ Chủ tịch. Lúc bấy giờ, Hồ Chủ tịch đã là người dẫn đường cho chúng tôi. Lúc đó, Người đã thành thuộc chủ nghĩa Mác, còn tôi thì mới vào Đảng Cộng sản. Hồ Chủ tịch là người anh cả của tôi".

Không chỉ giữ mối quan hệ mật thiết với các đồng chí lãnh đạo của Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn luôn quan tâm tới những người dân Trung Quốc, những người từng giúp đỡ cán bộ Việt Nam khi cách mạng còn trứng nước. Làng Hạ Đống (huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây) là nơi kề cận biên giới Việt Nam. Người dân nơi đây đã sớm giác ngộ cách mạng, luôn một lòng một dạ ủng hộ, giúp đỡ cán bộ Việt Nam, trong đó có hai người là Nông Kỳ Chấn và Phan Toàn Chân. Nhà của Phan Toàn Chân là một trạm giao liên của các nhà cách mạng Việt Nam, nơi họ thường lui tới và được che chở, bảo vệ...

Tháng 2/1959, Phan Toàn Chân được mời sang thăm Việt Nam, được tiếp kiến Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch ân cần hỏi thăm sức khỏe, tình hình sản xuất và đời sống của gia đình Phan Toàn Chân và nhân dân ở Long Châu. Phan Toàn Chân đã có 20 ngày thăm Việt Nam và đến đâu cũng nhận được sự đón tiếp nồng ấm, chân thành.

Giữa tháng 3/1959, Phan Toàn Chân trở về Quảng Tây; ông nhận được một số món quà cùng một bức thư rất xúc động: "Kính gửi đồng chí Phan Toàn Chân. Trung ương Đảng chúng tôi tặng một số quà sau đây cho đồng chí. Nay chuyển đến đồng chí, trong đó có: Một xe đạp hiệu thống nhất, một bộ quần áo len, một cái va li da, 10 thước vải...".

Nông Kỳ Chấn sau này trở thành Phó trưởng huyện Long Châu và cũng sang thăm Việt Nam, được yết kiến Hồ Chủ tịch và được người tặng quà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng Người để lại những di sản vô giá cho nhân dân Việt Nam, trong đó có tình cảm quốc tế trong sáng với thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Đó cũng là nền móng để trong thế kỉ XXI, nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục đắp xây mối tình hữu nghị theo tinh thần 16 chữ vàng và bốn tốt, góp phần vào hòa bình, thịnh vượng của thế giới

Trần Duy Hiển

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文