Hội nghị đặc biệt cấp khu vực về người di cư tại Thái Lan:

Khó tìm nơi tái định cư

09:45 30/05/2015
Ngày 29/5, đại diện của 17 quốc gia trong khu vực đã có cuộc thảo luận khẩn cấp về hàng ngàn người trên những chiếc thuyền mất an toàn lênh đênh ở vịnh Bengal để di cư tới Malaysia và Indonesia. Đây được coi là động thái mới nhất trên thực địa nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất trên Ấn Độ Dương trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, đây chưa phải là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
>> Đông Nam Á giải bài toán người tị nạn

Chiến dịch trấn áp

Các báo cáo mới nhất từ những cơ quan chức năng trong khu vực cho hay, trong một tháng qua, hơn 3.000 người di cư đã tới 3 nước ở khu vực Đông Nam Á một cách bất hợp pháp. Chính vì lẽ đó mà trong khu vực đã diễn ra một chiến dịch trấn áp người di cư bất hợp pháp. Chiến dịch này khiến những kẻ buôn người lo sợ và đẩy hàng ngàn người khác bị lênh đênh trên biển nhằm trốn sự truy đuổi của nhà chức trách.

Hàng ngàn người di cư bất hợp pháp được cho là vẫn đang lênh đênh trên vịnh Bengal. Ảnh: MAPIM.

Phát biểu vấn đề này tại lễ khai mạc hội nghị sáng 29/5, Ngoại trưởng Thái Lan Thanasak Patimaprakom còn cho hay, tình trạng các thuyền chở người di cư ở Đông Nam Á đã đến mức báo động. Ngay ở Thái Lan, nơi mà nhiều người di cư bất hợp pháp đang lẩn trốn trong rừng để tìm đường tới Malaysia, Indonesia, cảnh sát Thái Lan đã phát hiện nhiều thông tin gây sốc. Đó là những đường dây buôn người xuyên quốc gia và cả những hố chôn tập thể các nạn nhân là người di cư bất hợp pháp bị ốm, bị thương, không còn đủ sức để đi tiếp và đã chết.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, Thái Lan đã phải mở một chiến dịch trên biển để cung cấp những trợ giúp cần thiết cho những người di cư đang lênh đênh trên biển. Và sáng 29/5, theo đề xuất của Mỹ, Thái Lan cũng đã cho phép máy bay do thám của Mỹ đi vào vùng vịnh Bengal để tìm kiếm và thống kê xem có bao nhiêu tàu thuyền của người di cư hiện ở ngoài khơi.

Trong khi đó, hải quân Hoàng gia Malaysia thì phát hiện 2 thuyền được cho là chở người di cư vào vùng biển Malaysia, gần đảo Langkawi, bang Kedah. Sĩ quan chỉ huy tàu KD Kasturi, Đại úy Shahrum Shaim cho biết, cả hai thuyền trên đều được phát hiện trong khu vực F, phía Bắc eo biển Langkawi khi tìm cách xâm nhập vào vùng biển Malaysia. Sau đó chúng chuyển hướng đến vùng biển Thái Lan khi phát hiện thấy đang bị một tàu của Hải quân Hoàng gia Malaysia theo dõi. Đồng thời, Malaysia cũng cho biết đã bắt giữ 4 cảnh sát vì bị nghi liên quan đến việc trợ giúp cho những hành động buôn bán người và hàng hóa qua biên giới ở vùng Bukit Wang Burma.

Hiện chính phủ Malaysia đang cân nhắc việc xây dựng hàng rào dài khoảng 48km ở mỏm tiếp giáp giữa biên giới Malaysia và Thái Lan tại bang Perlis để chống lại làn sóng di cư bất hợp pháp này.

Khó tìm nơi tái định cư

Lo ngại về tình trạng này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo, hồi tuần trước, các cơ quan của Liên Hợp Quốc gồm tổ chức Di cư thế giới (IOM), Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cùng đưa ra một tuyên bố chung, kêu gọi chính phủ Indonesia, Thái Lan và Malaysia cho phép các thuyền chở người di cư cập bến an toàn, bảo đảm các điều kiện tiếp nhận thỏa đáng và nhân đạo, đồng thời tiến hành các thủ tục xác định những người cần được bảo vệ quốc tế. Nhưng việc tìm một nước thứ ba để tái định cư cho những người di cư là rất khó khăn.

Bà Vivian Tan, phát ngôn viên UNHCR khu vực Đông Nam Á cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng, tất cả những người đang lênh đênh trên biển sẽ được cập bờ và có được những sự trợ giúp họ cần. Còn tìm kiếm cơ hội tái định cư, chúng tôi cũng đang cố gắng giúp những người gặp khó khăn nhất, ưu tiên là phụ nữ và trẻ em. Nhưng thực sự có rất ít người di cư được tái định cư ở nước thứ ba bởi không có nhiều nước trên thế giới chấp nhận điều này”.

Điều này cũng từng được Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới gần đây. Ngay như ở Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha cũng cho biết, theo luật pháp, những người nhập cư bất hợp pháp phải được kiểm soát tại một khu vực biệt lập và sau đó bị xử lý theo trình tự pháp luật và được trả về quê hương. Còn chính phủ Malaysia và Indonesia mới nhất trí việc cung cấp lều lán tạm thời cho khoảng 7.000 người di cư bất hợp pháp này được cho là đang còn lênh đênh trên các vùng biển quốc tế, với điều kiện cộng đồng quốc tế phải tiến hành hồi hương và tái định cư số người này trong vòng một năm.

Trong khi đó, Bangladesh đang có kế hoạch đưa hàng nghìn người Rohingya ở các trại tị nạn gần biên giới Myanmar trong nhiều năm qua ra 1 hòn đảo ở miền Nam. Campuchia thì tuyên bố có thể chuẩn bị phương án để cung cấp nơi tạm trú cho hàng nghìn người Rohingya ở Myanmar đang tìm đường tị nạn hiện mắc kẹt trên biển Andaman với điều kiện nếu Liên Hợp Quốc đồng ý tái định cư những người này ở một nước khác.

Gia Nam

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文