Kinh hoàng nạn bắt cóc tống tiền ở Mỹ Latinh

18:45 24/08/2008
Ngày 17/8, Tham tán chính trị Việt Nam tại Brazil, ông Vũ Thanh Nam đã bị bắt cóc khi đang tham quan thành phố Rio de Janeiro cùng người thân. Chỉ một ngày sau đó, lợi dụng sơ hở của những kẻ bắt cóc, ông Vũ Thanh Nam tự giải thoát mình và 3 khách du lịch người Trung Quốc.

Câu chuyện về nhà ngoại giao bị bắt cóc đã trở thành tâm điểm chú ý của báo giới và nó cũng dấy lên những mối lo ngại mới về sự an toàn tính mạng của khách du lịch nước ngoài tại Brazil.

Những con số kinh hoàng

Trên thực tế, trước khi vụ việc của ông Vũ Thanh Nam được đăng tải trên các báo nước ngoài, nạn bắt cóc đã hoành hành ở các quốc gia Mỹ Latinh từ rất lâu và ngày càng lan rộng. Nạn nhân mà bọn bắt cóc thường nhắm đến là trẻ em con nhà giàu, vợ hoặc chồng của các tỷ phú nhiều tiền, thương gia, chính trị gia...

Các con số thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, có đến 60% các vụ bắt cóc trên thế giới diễn ra ở Mỹ Latinh. Riêng ở Mỹ, hàng năm, cảnh sát nước này phải nhận tới hàng trăm vụ án liên quan đến bắt cóc, tống tiền.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa phải là quốc gia mà nạn bắt cóc tống tiền hoành hành nhiều nhất. Theo những số liệu mà Interpol có được thì vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng vấn nạn này thuộc về Mexico.

Trung bình mỗi tháng, Mexico lại xảy ra khoảng 500 vụ bắt cóc, trong đó có 86% vụ không được khai báo do người dân quá mất lòng tin vào cảnh sát. Những vụ còn lại nếu có được báo thì cũng chẳng tìm ra thủ phạm. Điều đáng chú ý là các vụ bắt cóc ở Mexico đang ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Chỉ tính riêng từ năm 2004 đến nay, số vụ bắt cóc đã tăng tới 40% với phần lớn nạn nhân là thương gia và các chính trị gia. Ở Colombia, chỉ trong năm 2007, khoảng 500 vụ bắt cóc đã xảy ra ở Colombia, trong đó 1/3 số vụ là do lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) thực hiện. Còn tại Brazil, thế giới của những kẻ bắt cóc là ở thành phố Rio de Jainero, nơi có đông khách du lịch nước ngoài và những người lắm tiền nhiều của.

1.001 mục đích bắt cóc

Trong hội nghị trấn áp tội phạm của lực lượng công an Mexico hồi cuối tuần, giới chức nước này nhận định rằng, hiện nay, nạn bắt cóc tống tiền được tổ chức như việc buôn lậu ma tuý.

Hai năm qua, khi Tổng thống Felipe Calderon thực hiện chiến dịch sắt nhằm tiêu diệt tội phạm ma tuý, các băng nhóm ma tuý bị mất nguồn thu nên đã chuyển sang nghề bắt cóc tống tiền. Không chỉ thực hiện ở Mexico, chúng còn mở rộng hoạt động bắt cóc sang các quốc gia láng giềng.

Đáng buồn là phần lớn các vụ bắt cóc và trả tiền chuộc ở Mexico diễn ra âm thầm do người nhà nạn nhân sợ bị trả thù nếu bị cảnh sát hoặc họ lo sợ cảnh sát là tay trong cho bọn tội phạm. Bản thân Bộ trưởng Nội vụ Mexico Camilo Mourino cũng phải thừa nhận rằng, mạng lưới tham nhũng, suy thoái xâm nhập rất nhiều trong đội ngũ cảnh sát, gây ra tình trạng chia rẽ, rối ren trong xã hội.

Vụ bắt cóc và sát hại Fernando Marti (14 tuổi), con trai một gia đình giàu có, đồng sở hữu mạng lưới cửa hàng buôn bán đồ thể thao lớn nhấtMexico là một minh chứng. Cậu bé đã bị một băng nhóm đóng giả cảnh sát bắt cóc trên con phố nhỏ ở thủ đô Mexico City hồi tháng 6. Dù cha cậu bé đã chi hàng trăm ngàn USD tiền chuộc để mong bọn tội phạm trả lại con mình nhưng cậu bé cùng tài xế vẫn bị sát hại.

Đầu tháng 8, các nhà điều tra phát hiện một thanh tra cảnh sát là một trong những kẻ chủ mưu vụ bắt cóc. Theo Văn phòng An ninh công cộng quốc gia, ngoài hình thức bắt cóc tống tiền kiểu truyền thống như bắt cóc nạn nhân từ nhà ở, văn phòng hay trên đường đi rồi đưa đến một nơi xa lánh để thương lượng; hiện Mexico đang phổ biến hình thức bắt cóc "tốc hành".

Đây là những vụ bắt cóc ngẫu nhiên trên đường phố, nơi mà nạn nhân bị ép đi tới những máy rút tiền tự động ATM và rút tiền đưa cho chúng. Có thời điểm, hàng loạt thân nhân của các ngôi sao bóng đá Brazil thành công và giàu có bị những kẻ bắt cóc nhắm tới như mẹ của các cầu thủ nổi tiếng Robinho, Grafit, Luis Fabiano Clemente và Edinaldo Batista Libanio…

Chính những vụ bắt cóc này đã khiến một số cầu thủ hàng đầu của Brazil quyết định rời quê hương tới một quốc gia khác để sinh sống.

Cần những giải pháp mạnh

Những ngày này, ở Mexico, người ta đang tranh cãi về việc tái áp dụng án tử hình đối với những kẻ phạm tội. Mới đây, Tổng thống Felipe Claderon đã đề xuất án chung thân cho những nhân viên cảnh sát và cựu quan chức bị kết tội bắt cóc tống tiền hoặc những kẻ bắt giữ trẻ em hay tra tấn hoặc sát hại nạn nhân.

Ông Felipe Claderon cũng tuyên bố việc thành lập đội quân chống bắt cóc để triệt phá hoạt động bắt cóc tống tiền, đồng thời đề xuất một thỏa thuận quốc gia với sự tham gia của 32 chính quyền bang, các thương gia, trường học nhằm chống nạn bắt cóc.

Những biện pháp mạnh mà chính phủ Mexico dự định thực hiện đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng và lên kế hoạch sắm riêng của mình một khẩu súng để tự vệ.

Hiện, những người giàu ở Mexico đã chi hàng ngàn USD để cấy ghép thiết bị truyền tin nhỏ xíu dưới da để các vệ tinh có thể giúp phát hiện ra họ hoặc con cái họ khi chúng gặp nguy hiểm. Những con chip nhỏ này do Công ty An ninh Xega thiết kế và đến nay doanh số bán ra đã tăng 13% so với năm ngoái

Huyền Chi

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文