Trước thềm cuộc gặp “nhóm Normandie”:

Nga - Ukraine còn nhiều mâu thuẫn về vấn đề miền Đông và khí đốt

09:23 12/01/2015
Bất chấp việc Nga và Ukraine đã xác nhận tham gia các cuộc thương lượng chính trị theo công thức Normandie, hay còn gọi là cuộc gặp “nhóm Normandie” nhằm giải quyết vấn đề Ukraine, tình hình ở miền Đông quốc gia Đông Âu này vẫn đang căng thẳng với những cuộc giao tranh dữ dội. Trong khi đó, Kiev và Moskva lại tiếp tục tranh cãi về khoản thanh toán tiền khí đốt, điều kiện để Nga có thể mở lại đường cung cấp khí đốt qua Ukraine tới nhiều quốc gia khác ở Liên minh châu Âu (EU)

Tin từ tờ Business Recorder cho hay, hôm 10/1, hai binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc đọ súng với lực lượng chống đối ở miền Đông nước này. Tờ báo này dẫn lời phát ngôn viên lực lượng quân đội Ukraine Andriy Lysenko cho hay, những ngày yên bình đầu năm 2015 đã kết thúc. Giao tranh đã xảy ra giữa lực lượng hai bên ở nhiều nước thuộc vùng Lugansk. Chỉ riêng trong 3 ngày từ ngày 8 đến 10/1, ít nhất 20 binh sĩ Ukraine đã bị thương và 6 người thiệt mạng.

Điều này cho thấy bạo lực đã tiếp tục leo thang bất chấp thỏa thuận ngừng bắn mới được hai bên nhất trí hôm 9/12/2014. Giới quan sát nhận định rằng, nhiều khả năng, việc lực lượng chống đối gia tăng đụng độ với quân đội chính phủ là để gây sức ép đối với cuộc gặp thượng đỉnh 4 bên theo công thức Normandie (hay còn gọi là cuộc gặp “nhóm Normandie” giữa Nga, Ukraine, Pháp, Đức). Theo kế hoạch, cuộc gặp này sẽ diễn ra vào ngày 15/1 tại Thủ đô Astana của Kazakhstan. Mục đích của cuộc gặp là tìm kiếm cách thức tiến tới hòa bình, chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 8 tháng qua ở Ukraine.

Giao tranh vẫn diễn ra giữa lực lượng chống đối ở miền Đông Ukraine và quân đội chính phủ. Ảnh: AP.

Cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã xác nhận tham dự cuộc đàm phán này. Mới đây, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai nhà lãnh đạo này cũng đã khẳng định sẵn sàng thảo luận xung quanh vấn đề cuộc khủng hoảng và ủng hộ biện pháp bảo đảm thực thi thỏa thuận ngừng bắn tạm thời. Cuộc gặp được lên kế hoạch trên tinh thần kêu gọi các bên đẩy mạnh nỗ lực hướng tới một thỏa thuận mới dựa trên cơ sở Thỏa thuận Minsk; trong đó, Nga sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để tác động tới lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine nhằm tiến tới những giải pháp đồng thuận.

Và để chuẩn bị cho những nội dung quan trọng được bàn thảo vào ngày 15/1, Ngoại trưởng 4 nước này gồm Ngoại trưởng Nga Sergie Lavrov, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin, Ngoại trưởng Laurent Fabius và Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng sẽ có cuộc họp vào ngày 12/1 tại Thủ đô Berlin của Đức.

Giới quan sát thế giới nhận định, các cuộc gặp “nhóm Normandie” được xúc tiến có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để giải quyết vấn đề ở Ukraine nhất là khi các bên ngày càng thể hiện sự thờ ơ trong việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn lâu dài. Bên cạnh đó, vấn đề năng lượng cũng đang khiến quan hệ Nga, Ukraine trở nên căng thẳng. Mặc dù hai bên đã thỏa thuận về những điều kiện cơ bản cho phép Moskva nối lại việc cung cấp khí đốt cho Kiev trong giai đoạn từ tháng 11/2014 đến tháng 3 năm nay, song theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, Nga có thể yêu cầu Ukraine thanh toán trước thời hạn khoản vay trị giá 3 tỷ USD vì Ukraine đang vi phạm các điều kiện vay.

Ông Anton Siluanov nói: “Ukraine đã vi phạm các điều kiện của khoản vay này. Tình hình kinh tế đang nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại. Vì thế, Nga có đầy đủ cơ sở để yêu cầu thanh toán khoản nợ này trước hạn. Thật ngạc nhiên là ngân sách của Ukraine không bao gồm việc thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD này”. Được biết, trong một báo cáo mới công bố hồi đầu tuần, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tính toán rằng, Ukraine sẽ buộc phải tuyên bố vỡ nợ trong tương lai gần nếu các định chế quốc tế không rót thêm tiền cho nước này. 

Ban đầu, IMF ước tính kinh tế Ukraine sẽ suy thoái 5% trong năm 2014 nhưng đến nay, mức suy thoái đó đã lên tới gần 8%. Cùng với đó là tình trạng thâm hụt ngân sách, sự mất giá của đồng nội tệ hryvnia và nguy cơ nợ công tăng tới mức gần 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các chuyên gia của IMF nhận định rằng, mức nợ này là không bền vững và Ukraine cần thêm 15 tỷ USD nữa ngoài khoản tiền 17 tỷ USD đã được thông qua trước đó để tránh bị vỡ nợ.

Phan Hiển

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文