Nga và Trung Quốc đang bỏ ngỏ điều gì?

07:56 27/09/2020
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm 11/9. Sau hội đàm, hai bên ra tuyên bố chung và có cuộc họp báo chung. Dư luận Nga nhìn nhận tích cực về cuộc gặp này, song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tuyên bố chung quá chú tâm vào các vấn đề toàn cầu trong khi để ngỏ các vấn đề khu vực, thậm chí cả hợp tác song phương.


Tích cực…

Bình luận với Tạp chí Đời sống quốc tế của Bộ Ngoại giao Nga về kết quả cuộc gặp này, Giáo sư Trường Kinh tế Cao cấp, thành viên Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga Sergey Luzyanin cho rằng, những kết quả đạt được thực sự rất nghiêm túc. Ông Sergey Luzyanin nhiều năm liền là Viện trưởng Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, được xem là một trong những học giả có quan điểm có lợi cho Trung Quốc.

Chuyên gia này nêu lên 3 tham số chính cho nhận định của mình. Thứ nhất, đó là sự điều chỉnh chương trình nghị sự của Nga - Trung, rời bỏ chương trình nghị sự một chiều của Mỹ về quản trị toàn cầu và tăng cường sự phối hợp giữa Moscow và Bắc Kinh ở cấp độ này. Điều này thể hiện bằng sáng kiến của Nga được Trung Quốc ủng hộ về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Ngoại trưởng Sergei Lavrov và người đồng cấp Vương Nghị.

Ngoài ra, sự tương tác giữa Nga và Trung Quốc được thúc đẩy tích cực theo định dạng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), cũng như định dạng BRICS gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Thành công thứ hai là chủ đề SCO. Cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao SCO đã kết thúc tốt đẹp.

Điều quan trọng là trong khuôn khổ tương tác Nga - Trung, định dạng ba bên RIC (Nga-Ấn-Trung) cũng đã bắt đầu hoạt động, có tính đến những căng thẳng và phức tạp mới nhất giữa Trung - Ấn trên đường biên giới chung. Điều quan trọng là một cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã diễn ra ở Moscow và những kết quả tích cực đầu tiên đã đạt được do Nga làm trung gian. Thành công thứ ba mang tính tương tác qua lại, nhưng cũng rất quan trọng đối với Nga-Trung.

Các bộ trưởng cũng đã thảo luận về triển vọng tiếp tục tương tác Nga-Trung trong bối cảnh cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và hậu đại dịch, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông tin và an ninh mạng. Chuyên gia Sergey Luzyanin đánh giá về tổng thể kết quả của cuộc gặp giữa các ông Lavrov và Vương Nghị đã vượt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ song phương Nga-Trung, làm sâu sắc hơn và mở rộng quan hệ giữa hai quốc gia.

Chia sẻ quan điểm này, Giáo sư trường Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg Vladimir Kolotov cũng có chung đánh giá tích cực về cuộc hội đàm giữa các Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, cuộc đàm phán nghiêm túc này cho thấy sự quan tâm của Liên bang Nga và Trung Quốc trong việc duy trì sự ổn định chiến lược, pháp quyền và sự bình đẳng của các quốc gia.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyên bố chung vừa đạt được giữa hai cường quốc hạt nhân, thành viên thường trực HĐBA LHQ. Tuyên bố này đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách như bảo mật của dữ liệu số, chống lại âm mưu viết lại kết quả của Chiến tranh thế giới thứ Hai, nguy cơ lan truyền thông tin sai sự thật.

… nhưng còn bỏ ngỏ

Giới quan sát nhìn nhận tuyên bố chung của hai Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc quá chú tâm vào các vấn đề toàn cầu trong khi để ngỏ các vấn đề khu vực, thậm chí cả hợp tác song phương. Điểm 11 của tuyên bố chung nói rằng Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục kế hoạch gắn kết phát triển Liên minh Kinh tế Á-Âu và xây dựng “Vành đai và Con đường” (BRI), góp phần tăng cường kết nối khu vực và phát triển kinh tế trong không gian Á-Âu.

Tuy nhiên, các bên chỉ dừng lại ở việc “tái khẳng định cam kết thúc đẩy song song và phối hợp” giữa dự án Đối tác Á-Âu mở rộng do Nga đề xuất và Sáng kiến BRI của Trung Quốc mà không đề ra bước đi cụ thể nào mới. Các vấn đề an ninh khu vực được đề cập trong tuyên bố chung bao gồm tình hình tại Syria, Iran, Afganistan và bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, vấn đề Biển Đông vốn được dư luận quan tâm nhưng không được đề cập trong tuyên bố, mà chỉ được nhắc đến trong phát biểu trước báo chí của Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Ông khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, nhưng đồng thời bày tỏ chỉ trích chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đang gây ra sự chia rẽ ở khu vực, đặc biệt trong nội bộ các nước Đông Nam Á.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov hoàn toàn không đề cập đến những hoạt động gây tranh cãi gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng cho rằng chính sách mà Wasington đang tiến hành đã gây ra căng thẳng không đáng có ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm dọc biên giới Nga và Trung Quốc. Phía Nga, theo lời ông Sergei Lavrov, đã nỗ lực làm hòa dịu mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biên giới.

Tuy nhiên, theo các nguồn thạo tin, Moskva rất khó có thể gây ảnh hưởng tới tiến trình này, thậm chí vấn đề tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc không được bàn đến trong cuộc gặp ba bên giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nga-Ấn-Trung. Ấn Độ kiên quyết kiên trì nguyên tắc không chấp nhận bất kỳ sự can dự nào của bên thứ ba vào việc giải quyết các vấn đề song phương. Khác với những tuyên bố công khai theo chiều hướng ca ngợi thành công của Nga trong nỗ lực kéo Trung-Ấn ngồi vào bàn đàm phán, những nguồn tin không công khai lại cho rằng Moscow duy trì lập trường cực kỳ thận trọng trong vấn đề này.

Báo Độc lập của Nga dẫn nguồn tin ngoại giao giấu tên cho rằng Moskva chỉ tập trung vào việc tạo ra một bầu không khí tích cực, hoàn toàn không tham gia vào việc giải quyết tranh chấp giữa hai nước. Theo nguồn tin này, Ấn Độ và Trung Quốc phải tự quyết định xem họ có chấp nhận sự can thiệp hoặc hòa giải từ một trung gian thứ ba hay không.

“Chúng ta chưa thể đạt được đột phá. Không ai muốn chiến tranh, nhưng cũng không ai muốn từ bỏ lãnh thổ của mình. Cho nên hơn 60 năm nay vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề tranh chấp này”, nguồn tin của Báo Độc lập cho biết. Tuy vậy, nguồn tin này không loại trừ khả năng Moscow thực hiện những nỗ lực ngoại giao kín đáo ở hậu trường nhằm thăm dò phản ứng của các bên trước khi có những tuyên bố công khai hoặc đề xuất một sáng kiến cần thiết vào thời điểm nào đó.

Báo Độc lập nêu ra nhận định của các nhà quan sát dự đoán rằng cuộc đối đầu có thể kéo dài sang mùa Đông vì không bên nào sẵn sàng nhượng bộ. Căng thẳng càng làm trầm trọng thêm sự tức giận của dân chúng Ấn Độ, những người tin rằng Trung Quốc không muốn khôi phục lại hiện trạng đã tồn tại trước các cuộc đụng độ vào mùa Hè năm ngoái.

PV (tổng hợp)

Tối 10/7, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), trong đó tập trung kiểm soát camera giám sát hành trình, test nồng độ cồn và chất ma túy đối với các tài xế điều khiển ô tô kinh doanh vận tải như: xe khách giường nằm, ô tô tải, xe đầu kéo...

Một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên iSeg ở Mỹ đang định hình lại xạ trị ung thư bằng cách tự động phác thảo khối u phổi ở dạng 3D khi chúng dịch chuyển theo mỗi hơi thở. Trong khi đó, tại Anh, các nhà khoa học đã phát triển một công cụ mới do AI hướng dẫn, có thể dự đoán cách bệnh nhân ung thư ruột trở nên kháng thuốc, giúp dẫn đến sự phát triển của các liệu pháp điều trị theo hướng cá nhân hóa mới.

Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ V do Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, được nâng tầm chuyên nghiệp và mở rộng quy mô. Đây là hoạt động chào mừng 80 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Barney Casserly đã tự tử ở tuổi 21 khi phải vật lộn với chứng nghiện ketamine và sự tổn thương bàng quang không thể phục hồi khiến anh thường xuyên phải đi vệ sinh 20 lần mỗi đêm. Và Barney chỉ là một trong số hàng ngàn thanh niên ở Anh bị nghiện ketamine - loại thuốc được cấp phép dùng trong các cơ sở y tế và bệnh viện như một chất gây mê nhưng cũng bị liệt vào dạng một loại ma túy tổng hợp, vì có công dụng an thần và tạo ảo giác.

Sau nhiều năm hoạt động tự phát, manh mún và nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh xe điện chở khách ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) những tưởng đã an bài để làm ăn khi bán hết xe cũ, gom tiền mua hàng trăm xe mới đủ tiêu chuẩn để đăng ký, đăng kiểm và vào Hợp tác xã. Tuy nhiên, Nghị định 165/2024/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực lại một lần nữa đẩy xe điện vào nguy cơ “khai tử” vì Cửa Lò không có tuyến đường nào có tốc độ khai thác tối đa là 30km/h để phù hợp cho phương tiện này lưu thông.

Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook nhiều người dân chia sẻ bài viết với thông tin về “Các công ty thu mua sầu riêng hôm nay đã đồng loạt thông báo dừng thu mua…”. Thông tin này đã khiến nhiều người dân trồng sầu riêng lo lắng, đặc biệt khu vực Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (11/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Dào San (Lai Châu) 127,6mm, trạm Đông Cửu 1 (Phú Thọ) 85,8mm, trạm Mường Lựm (Sơn La) 59,8mm…

Phát biểu trong lễ công bố nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh sáng 30/6 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đến thời điểm này, đội ngũ chúng ta đã chỉnh tề, hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì một Việt Nam phát triển bền vững”...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.