Khác với Việt Nam, người Trung Quốc lấy ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch làm ngày vía Thần Tài (ngày sinh của Thần Tài).
|
Tại Việt Nam, mùng 10 tháng Giêng âm lịch được coi là ngày vía Thần Tài. Các tiệm vàng vào dịp này đều vô cùng đông đúc bởi quan niệm “mua vàng lấy may” của người dân Việt . Tuy nhiên, đối với người Trung Quốc, họ lại lấy ngày mùng 5 tháng Giêng làm ngày vía Thần Tài (ngày sinh của Thần Tài). |
|
Vào ngày này, người dân Trung Quốc thường chỉ tổ chức các hoạt động truyền thống như đi lễ bái, cúng lấy may, múa sư tử, nhận lì xì… chứ không mua vàng như tại Việt Nam. |
|
Theo truyền thuyết Trung Hoa, thần tài gồm 5 vị tương ứng với 4 hướng Đông Tây Nam Bắc và Trung tâm. Bao gồm: Trung Bân Tài Thần Vương Hợi (Trung); Văn Tài Thần Tỷ Can (Đông), Phạm Lãi (Nam); Võ Tài Thần Quan Công (Tây) và Trương Công Minh (Bắc). |
|
Vào ngày mùng 5 tháng Giêng ở Trung Quốc, nhiều gia đình cúng Thần tài từ sáng sớm và mở cửa để nghinh đón Thần tài. Trong ngày thần tài, người dân Trung Quốc kiêng đến nhà nhau vì sợ đem lại điều không may cho gia chủ. Thay vào đó, họ tới chùa để dâng hương, đi lễ bài, cầu phước lấy may. |
|
Biển người xuống phố chờ "Thần Tài" phát lì xì tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 9-2. |
|
Hoạt động dâng hương và cúng bái diễn ra từ sáng sớm tới tối mịt trong ngày vía Thần Tài. Ảnh chụp tại chùa Quy Nguyên, quận Hán Dương, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. |
|
Theo quan niệm của người Trung Quốc, Thần tài được xem là vị thần cai quản việc làm ăn, tài chính hay tiền bạc của gia chủ. Vì vậy, nhiều người, nhất là những người kinh doanh làm ăn, rất coi trọng ngày Thần tài. |
|
Người dân thắp hương cúng Thần Tài tại một ngôi chùa thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vào ngày vía Thần Tài 9-2 (mùng 5 tháng Giêng âm lịch). |
|
Người dân và du khách tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc thích thú sờ vào thỏi vàng của “Thần Tài” để lấy may. |
|
Linh vật của năm Kỷ Hợi – những chú lợn ngộ nghĩnh trong trang phục Thần Tài phát lì xì cho du khách tại công viên Bailu Zhou, Giang Tô, Trung Quốc. |
Cao Trung