Nguy cơ chiến tranh lạnh giữa NATO và Nga

09:59 01/04/2008
Nguy cơ chiến tranh lạnh giữa Nga và NATO đang ngày càng hiện hữu, đặc biệt trong thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucharest (Rumani) từ ngày 2 đến 4/4.

Sau những tuyên bố cứng rắn của đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống mới đắc cử Dmitry Medvedev, ngày 31/3, Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer đã có lời lẽ đáp trả mang mục đích "răn đe" chính quyền Moskva.

Lời qua tiếng lại

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Tài chính, Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer đã cảnh báo đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin "không nên dùng những ngôn từ khoa trương" để phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của NATO được tổ chức tại Rumani trong một vài ngày tới. Ông Jaap de Hoop Scheffer cho rằng Hội nghị có thành công hay không là do sự trao đổi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với lãnh đạo các quốc gia thành viên NATO.

Quan điểm, lời nói của ông Putin trong cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa Hội đồng NATO - Nga (NRC) được coi là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu. Tổng thư ký NATO nói: "Âm lượng của bản nhạc mà chúng ta sẽ thưởng thức trong tuần tới phụ thuộc phần lớn vào giọng điệu mà Tổng thống Putin sẽ sử dụng trong cuộc họp NRC. Tôi không biết giọng điệu đó sẽ như thế nào".

Song ông Jaap de Hoop Scheffer cũng bày tỏ quan điểm rằng, trong lần đầu tiên tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, ông Vladimir Putin sẽ không dùng những ngôn từ "thẳng ruột ngựa", nhằm nói trực tiếp vào một quốc gia nào đó.

Tổng thư ký NATO nhấn mạnh: "Chúng ta hãy cố tránh những ngôn từ không thích hợp kiểu như: "Chúng tôi sẽ chĩa tên lửa vào nước A, B và C. Ngôn từ đó không hữu ích cho một cuộc gặp mà nó chỉ gợi cho tôi nhớ về khoảng thời gian khi tôi lớn lên tại mảnh đất có bức tường Berlin và một bức màn sắt... Vì thế, chúng ta hãy kiềm chế phát ngôn".

Phải nói thêm rằng, trong hơn một năm qua, mối quan hệ NATO và Nga ngày càng rơi vào khủng hoảng. Nga không những nhất quyết phản đối việc NATO mở rộng ra phía Đông bằng cách kết nạp thêm Gruzia và Ukraina mà còn kịch liệt chống lại kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu.

Mới đây nhất, ngày 26/3, các máy bay chiến đấu của NATO đã áp sát hai máy bay ném bom chiến lược TU-95 của Nga khi đang bay gần bầu trời Alaska (Mỹ). Mặc dù NATO đã phải "xuống nước" bằng cách mời Tổng thống Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh tại Bucharest song với Tổng thống mới đắc cử ở Nga Dmitry Medvedev, con đường thuyết phục không phải dễ.

Cách đây chưa đầy một tuần, khi trả lời phỏng vấn Thời báo Tài chính về đường lối, chính sách sau khi nhậm chức, ông Dmitry Medvedev đã có những câu trả lời đanh thép về chính sách đối ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh. Dù cách nói của nhà kinh tế học này không "mạnh" như cựu nhân viên KGB Vladimir Putin song nó cũng cho thấy quan điểm nhất quán trước sau như một của chính quyền Moskva thời hậu Putin về những vấn đề liên quan đến NATO.

Điều đó cũng có nghĩa rằng NATO nói chung và Mỹ nói riêng sẽ còn vấp phải nhiều khó khăn một khi họ vẫn nhất quyết thực hiện kế hoạch "tiến về phía Đông" của mình.

Những cơn sóng ngầm

Vào thời điểm nước Nga sắp thay lãnh đạo mới, Mỹ nhận định Hội nghị thượng đỉnh là một cơ hội để họ thực hiện những tham vọng của mình. Dự kiến, trong ngày 2/4, Tổng thống Goerge Bush sẽ ngỏ ý về việc khối liên minh quân sự lớn nhất thế giới này nên kết nạp thêm 3 quốc gia thuộc bán đảo Balkan gồm Albania, Croatia và Macedonia, đồng thời mở rộng đường cho việc gia nhập của Gruzia và Ukraine.

Trước thềm hội nghị, theo đề nghị từ Mỹ, Tổng thống nước chủ nhà Rumani Traian Basescu đã kêu gọi NATO mời lãnh đạo hai quốc gia Gruzia và Ukraina gia nhập Kế hoạch hành động của thành viên (MAP) - bước mở màn cho sự gia nhập NATO. Tuyên bố này ngay lập tức vấp phải sự phản đối của một số quốc gia hàng đầu NATO trong đó có Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Dường như các nhà lãnh đạo châu Âu không mấy mặn mà với kế hoạch này của người đứng đầu Nhà Trắng bởi họ biết chỉ còn chưa đầy 9 tháng nữa, Tổng thống George Bush sẽ hết nhiệm kỳ.

Tổng thống mới ở Mỹ có thể sẽ làm thay đổi tiến trình ở NATO và vì thế người châu Âu muốn tạm gác việc mở rộng NATO về phía Đông. Còn Albania, Croatia và Macedonia thì ra sức vận động hành lang để có thêm nhiều lá phiếu ủng hộ họ khi gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Trong khi đó, Hy Lạp từ chối công nhận tên của Macedonia vì nó giống tên một tỉnh của nước này...

Đó là ở nội khối, còn đối với Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov khẳng định việc NATO kết nạp Gruzia và Ukraina sẽ ảnh hưởng tới bất kỳ một kế hoạch nào nhằm cải thiện quan hệ giữa Moskva và khối liên minh quân sự này. Ông Lavrov còn cảnh cáo Gruzia rằng không nên dùng việc được gia nhập NATO để giành quyền kiểm soát các khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia.

Nhìn chung, xem ra, Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này sẽ "cơ bản là cuộc chào tạm biệt Tổng thống Mỹ George Bush" như nhận định của ông Daniel Hamilton, Giám đốc Trung tâm các quan hệ xuyên Đại Tây Dương thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Paul H. Nitze

Huyền Chi

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

Ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can: Võ Văn Phượng (SN 1958, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Văn Trận (SN 1980, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, cựu Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) cùng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.