Nhật Bản: Cân nhắc việc chôn vùi Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi

13:00 19/03/2011
Bất chấp nỗ lực nối lại điện cho các hệ thống làm mát và phun thêm nước vào nhiên liệu hạt nhân bị quá nóng, sáng 18/3, khói trắng vẫn bốc lên từ lò phản ứng số 2 của Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi.

Các chuyên gia hạt nhân không loại trừ khả năng, hơi phóng xạ từ bể chứa đi qua khu vực chứa thanh nhiên liệu hạt nhân đã theo khói trắng bay ra bên ngoài. Theo tính toán của nhiều nhà phân tích Mỹ, châu Âu, Nhật Bản còn 24 tiếng đồng hồ để xử lý triệt để sự cố tại nhà máy hạt nhân.

Nếu không, chính phủ Nhật Bản sẽ tính đến kế sách cuối cùng là đổ cát chôn vùi hoàn toàn nhà máy Fukushima Dai-i-chi để hạn chế tối đa lượng phóng xạ bị rò rỉ.

Khuyến cáo mới từ chính phủ

Theo tin được đăng tải trên hãng AP chiều 18/3, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yukio Edano đã phải thừa nhận rằng, thảm họa động đất-sóng thần hôm 11-3 dẫn đến những sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi đã vượt tầm kiểm soát của chính phủ.

Hiện chính quyền Tokyo đã đề nghị Mỹ hợp tác, giúp đỡ trong việc xử lý sự cố hạt nhân. Cho tới nay, 4 trong số 6 lò phản ứng ở nhà máy này đã bị các sự cố cháy, nổ hoặc tan chảy một phần. Bảo đảm an toàn tại các lõi của lò phản ứng, nơi sản sinh điện là ưu tiên hàng đầu.

Nhiều người dân không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnh tan hoang tại nơi mình ở. Ảnh: AP

Nhưng một ưu tiên khác, cũng không kém phần quan trọng là xử lý tình trạng mực nước xuống thấp cho những hồ chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Bất chấp nỗ lực đổ nước từ trên không, mực nước tại ít nhất 1 hồ chứa nằm ở lò phản ứng số 3 vẫn được cho là ở mức cực kỳ nguy hiểm, các thanh nhiên liệu đã nhô ra khỏi mặt nước.

Nếu không có đủ nước để làm mát, các thanh này sẽ trở nên nóng quá mức, phát tán thêm phóng xạ ra ngoài. Sự cố hạt nhân ở Nhật Bản đang được khuyến cáo dần lên cấp độ 5 trong tổng số 7 cấp độ mà Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra. Theo đó, cấp độ số 4 là cấp độ có thể lan tỏa chất phóng xạ ở khu vực quanh lò phản ứng. Cấp độ số 5 phản ánh mức độ phóng xạ có thể bay xa hơn.

Cấp độ này hiện được đặt ở Nhà máy Fukushima Dai-i-chi tương đương với vụ rò rỉ hạt nhân ở Pennsylvania (Mỹ) năm 1979. Trong khi đó, đại diện của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cũng thừa nhận rằng, tình hình hạt nhân ở nhà máy này đang phức tạp.

Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano khi vừa đặt chân tới thủ đô Tokyo đã trả lời phỏng vấn báo chí: "Chúng tôi coi đây là sự cố cực kỳ nghiêm trọng. Đây không phải là vấn đề của riêng Nhật Bản mà nó còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải hợp tác, giúp đỡ Nhật Bản vượt qua khó khăn này".

Khói trắng lại bốc lên từ một lò phản ứng của nhà máy Fukushima Dai-i-chi. Ảnh: Reuters

Và những nỗ lực không ngừng

Cho đến chiều 18/3, báo cáo từ cơ quan tình báo hạt nhân cho hay, các kỹ sư tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi đã dẫn được đường điện tới lò phản ứng số 2. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực không ngừng để khắc phục sự cố hạt nhân đang leo thang.

Việc khôi phục nguồn điện cung cấp cho các lò phản ứng cho phép kỹ sư tái lập việc bơm nước vào bồn chứa, phục hồi chức năng làm mát của lò phản ứng hạt nhân. Với hệ thống đường điện mới, các công nhân ở đây sẽ tiến hành bơm nước vào lò phản ứng số 3 và số 4.

Hiện nay, trực thăng vẫn tiếp tục chở hàng tấn nước đổ vào các lò phản ứng. 130 xe cứu hỏa cũng được huy động đến gần các lò và dùng vòi rồng bơm nước vào, ngăn các thanh nhiên liệu tan chảy. Dù nồng độ phóng xạ đo được tại Nhà máy Fukushima Dai-i-chi đến lúc này vẫn chưa giảm nhiều, song, những nỗ lực của Nhật Bản cũng cho thấy ít nhiều thành công. Để giảm tải năng lượng điện và tập trung sức lực vào vùng Fukushima, TEPCO còn lên kế hoạch cắt điện ở thủ đô Tokyo.

Hãng Kyodo cho hay, trong lúc phải lo đối phó với sự cố hạt nhân, Nhật Bản vẫn phải nỗ lực cứu hộ, cứu trợ các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất và sóng thần. Mặc dù vậy, lực lượng cứu hộ vẫn mở rộng đường tiếp cận tới những khu vực này, thu dọn đống đổ nát, tìm kiếm người mất tích và sơ tán thêm người dân tới nơi an toàn

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文