Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục "căng" tại biển Hoa Đông

09:41 07/02/2013
Một lần nữa, biển Hoa Đông lại dậy sóng sau tuyên bố hôm 6/2 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland xung quanh vụ một tàu khu trục của Trung Quốc dùng radar hướng dẫn tên lửa nhắm vào tàu hộ vệ Yudachi Nhật Bản.

Từ tuyên bố của Nhật Bản

Ngày 6/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, việc tàu khu trục của Trung Quốc dùng radar hướng dẫn tên lửa nhắm vào tàu hộ vệ Yudachi là nguy hiểm, có thể dẫn tới tình huống không thể dự đoán trước được, do đó, Tokyo yêu cầu Bắc Kinh tự kiềm chế để tránh những leo thang không cần thiết. Đây là lần đầu tiên hải quân hai nước có hành động như trên trong cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tại cuộc họp báo ở Tokyo, phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Katsunobu Kato cho biết, Tokyo đã gửi phản đối tới Bắc Kinh về vấn đề này, đồng thời yêu cầu giải thích. Ngày 5/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, một trực thăng quân sự trên tàu khu trục Onami của nước này cũng từng bị "nhắm bắn" tương tự hôm 19/1.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nỗ lực xác định xem cơ quan hay cá nhân nào của Trung Quốc đã ra lệnh này. Cũng trong ngày 5/2, Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa để phản đối về sự hiện diện của tàu Hải giám Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần đầu tiên Tokyo triệu đại sứ Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. Tokyo cho biết, cả 2 lần radar hướng dẫn tên lửa Trung Quốc ngắm bắn tàu chiến, máy bay quân sự Nhật Bản trong vòng vài phút.

Ngày 5/2, Tokyo chính thức thành lập một văn phòng chuyên phụ trách các vấn đề về lãnh hải và chủ quyền. Văn phòng này (được phát triển từ nhóm chuyên xử lý vấn đề Dokdo/Takeshima) được giao nhiệm vụ phối hợp chính sách của các cơ quan chính phủ Nhật Bản phụ trách những vấn đề liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trước đó (2/2), Thủ tướng Shinzo Abe từng cam kết bảo vệ đất nước trước bất kỳ sự khiêu khích nào của Trung Quốc xuất phát từ tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Shinzo Abe cũng kêu gọi Lực lượng phòng vệ (SDF) ở miền nam nước này sẵn sàng trong thời điểm tranh chấp trên biển Hoa Đông đang nóng bỏng...

Tàu hộ vệ Yudachi của Nhật Bản.

Động thái của Trung Quốc

Dư luận rất quan tâm tới thông tin của tờ Asahi Shimbun số ra ngày 4/2 khi cho biết, những phản ứng của Bắc Kinh đối với cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của một nhóm chuyên trách gồm các quan chức cấp cao do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu. Việc thành lập nhóm chuyên trách mới theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đồng nghĩa với việc cuộc tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc...

Ngày 5/2, một tàu cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản tại vùng biển gần thành phố Nagasaki để đánh trộm cá đã bị Nhật Bản bắt giữ. Cơ quan Thủy sản của Nhật Bản tại Kyushu đã thông báo với Lãnh sự quán Trung Quốc ở Fukuoka về vụ xâm nhập của tàu cá đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và nó đã bị lai dắt về cảng Fukuoka Hakata chờ xử lý...

Giới chức quân đội Trung Quốc vừa bày tỏ mong muốn Washington có những thay đổi tích cực nhất trong chính sách đối ngoại, đặc biệt khi can thiệp vào Điếu Ngư/Senkaku, quần đảo đang có tranh chấp... Bà Hillary Clinton cũng nhận định, nguy cơ xung đột trên biển Đông và biển Hoa Đông vẫn hiện hữu, và Mỹ sẽ nỗ lực mạnh mẽ trong vấn đề nhạy cảm này.

Tới những nhận định đáng quan tâm

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Washington rất quan ngại về vụ việc kể trên bởi những hành động như thế khiến leo thang căng thẳng và làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, thậm chí có thể đe dọa đến hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế ở khu vực này.  Tân Hoa xã và Nhân Dân nhật báo vừa cho rằng, cuộc tập trận của hạm đội Bắc Hải là "cái tát" đối với một số quốc gia chỉ trích quân đội Trung Quốc thiếu minh bạch. Được biết, 3 tàu chiến thuộc hạm đội Bắc Hải đang tiếp tục triển khai tuần tra tập trận trên biển Đông kể từ ngày 2/1.

Theo nhận định của nhà phân tích Mỹ Joseph Farah, sự hiếu chiến gần đây của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông cùng lập trường đối đầu của nước này trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng là một cuộc khủng hoảng có mức độ nghiêm trọng hơn vấn đề đánh bom các cơ sở hạt nhân của Iran và vấn đề này có thể bùng nổ sớm hơn nhiều so với các dự đoán.

Ngoài ra, sự phản kháng mạnh mẽ từ Nhật Bản và Philippines cùng việc Mỹ đang ra sức thiết lập và khẳng định ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình dương khiến cho vấn đề không chỉ ở mức độ khu vực, mà có khả năng lan ra toàn cầu - có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự Trung-Mỹ...

- Ngày 4/2, giới truyền thông Đài Loan đưa tin, 40 sinh viên đại học cùng một nhóm giáo sư, nghiên cứu sinh tiến sĩ sẽ tham gia một chuyến đi cắm trại, khảo sát tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 2013 là năm thứ 3 liên tiếp quân đội Đài Loan tổ chức cho học giả, giáo sư, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sinh viên ra cắm trại và khảo sát trái phép tại đảo Ba Bình, bãi Bàn Than nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Kể từ ngày 1/2 Đài Loan cũng chính thức đưa vào vận hành mạng viễn thông di động trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dịch vụ viễn thông di động của Đài Loan xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa do Tập đoàn Chunghwa Telecom phụ trách.

 

- Ngày 1/2, Ngoại trưởng Singapore Shanmugam một lần nữa nhắc đến sự cần thiết phải có một Bộ Quy tắc Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (COC). Theo ông Shanmugam, ASEAN đã nói rõ rằng, các cuộc tranh chấp lãnh thổ chỉ có thể được giải quyết bởi những nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp và hiệp hội này có thể đưa ra một bộ khung quy định, trong đó nói rõ các bên phải điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của họ và đó là lý do tại sao ASEAN thúc đẩy việc đạt được COC. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Singapore cũng cho rằng, các cuộc tranh chấp ở biển Đông sẽ cần một thời gian dài để giải quyết ổn thỏa.

Tân Hồng - Tiên Du

Bộ Công an vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025 với các trình độ đào tạo đại học chính quy tuyển mới, trung cấp CAND và tuyển sinh văn bằng 2 đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên. Trong đó, tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới đối với học sinh tốt nghiệp THPT vào các học viện, trường CAND từ nhiều năm nay luôn nhận được sự quan tâm lớn từ học sinh và dư luận xã hội.

Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc xác minh, làm rõ hành vi múc đất gây ảnh hưởng tới đường điện trung thế và hạ thế tại khu vực đường tránh TP Bảo Lộc.

Ngày 1/4, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đang tạm giữ đối với Huỳnh Tấn Tài (SN 2009, ngụ tại xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người xảy ra tại thị trấn Tam Bình (huyện Tam Bình).

Sau bao năm sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, giờ đây hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk đã có được những căn nhà mơ ước. Những căn nhà không chỉ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm mà ở đó, còn có những giọt mồ hôi, những tình cảm sâu sắc của hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ở địa phương...

Các chính sách liên quan đến việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư… chưa đồng bộ khiến nhà ở chưa phát triển mạnh, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 theo đề án của Chính phủ. Đây là những đánh giá của các nhà quản lý, các chuyên gia tại toạ đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”: Vấn đề thực hiện chính sách do Báo Nông thôn ngày này (Danviet.vn) tổ chức ngày 1/4.

Từ khi đặt chân tới Myanmar, mảnh đất đang chịu nhiều đau thương bởi động đất, các CBCS của Đội CNCH Bộ Công an Việt Nam đã nỗ lực chạy đua với thời gian, vượt qua mọi khó khăn giúp người dân vùng động đất. Thời gian nghỉ ngơi để ăn uống được toàn Đội rút ngắn hết sức có thể nhằm chắt chịu từng giây phút cho nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân còn đang mất tích.

Sáng nay (1/4), một tổ công tác của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã đến thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) thực thi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Hải (SN 1985, trú ở thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) về hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.