Scandal do thám, nghe lén của tình báo Mỹ và Anh:

Nhiều quốc gia cảnh báo vi phạm quyền riêng tư

08:43 19/06/2013
Chương trình do thám PRISM của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) sau khi bị tiết lộ đã gây sốc dư luận. Tuy nhiên, chỉ đến khi “người thổi còi” Edward Snowden tiết lộ về việc tình báo Anh, Mỹ giám sát và nghe lén các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại thủ đô London hồi năm 2009, các quốc gia mới thể hiện sự phản đối mạnh mẽ trước vụ việc này.
>>Tình báo Mỹ từng nghe lén cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev

Tin từ hãng AFP cho hay, hôm 17/6, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại biện lâm thời Anh tại nước này để yêu cầu làm rõ những cáo buộc cho rằng Anh đã do thám các thư điện tử và nghe lén các cuộc điện thoại của Bộ trưởng Tài chính Mehmet Simsek trong quá trình diễn ra Hội nghị G20 tại thủ đô London hồi năm 2009.

Một nhà ngoại giao giấu tên Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Bộ Ngoại giao nước này đã bày tỏ quan ngại về những cáo buộc nói trên và chờ "sự giải thích chính thức và thỏa đáng" từ phía London. Cùng ngày, Nam Phi cũng đề nghị Chính phủ Anh "hành động rõ ràng và cương quyết" đối với những cáo buộc nghe lén.

Riêng với Nga, sau khi báo chí đăng tải thông tin rằng cựu Tổng thống Dmitry Medvedev nay là Thủ tướng bị nghe lén trong thời gian tham dự Hội nghị G20, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Alexei Pushkov đã gọi đây là "một vụ bê bối", còn Thượng nghị sỹ Igo Igor Morosov tuyên bố điều này nếu đúng sự thật chắc chắn sẽ gây tổn hại cho quan hệ Nga-Mỹ.

Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên Tư pháp Ủy ban châu Âu Viviane Reding hôm 17/6 đã gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder Jr cảnh báo xung quanh nghi vấn chính phủ Mỹ do thám người dân châu Âu.

Thủ tướng Anh David Cameron từ chối bình luận vì cho đây là vấn đề của cơ quan tình báo. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, thông tin do tờ Guardian đưa ra đúng vào thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Bắc Ireland nên đại biểu nhiều quốc gia khác cũng đã tỏ thái độ dè chừng và nghi kị trước các hoạt động của cơ quan an ninh Anh.

Trung Quốc, quốc gia được “người thổi còi” Edward Snowden nhắc đến như là nạn nhân số 1 của chương trình tấn công mạng do NSA thực hiện cũng đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Washington phải có lời giải thích thỏa đáng về hoạt động của chương trình PRISM.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Mỹ phải lưu ý đến những lo ngại của cộng đồng quốc tế và người dân các nước liên quan đến chương trình giám sát người truy cập internet. Chúng tôi cần những giải trình xác đáng từ Mỹ”. Đồng thời, bà Hoa Xuân Oánh cũng từ chối cáo buộc cho rằng Edwarđ Snowden là gián điệp cho Trung Quốc.

Lục địa già châu Âu, nơi có nhiều quốc gia thành viên là đồng minh thân thiết của Mỹ sau hàng loạt cuộc họp cấp cao, hôm 17/6 cũng đòi hỏi Mỹ phải đưa ra những lời giải đáp nhanh chóng và cụ thể nhằm bảo đảm rằng các chương trình theo dõi đại trà của nước này không vi phạm những quyền riêng tư cơ bản của công dân châu Âu.

Giới chức EU còn bày tỏ lo ngại rằng, phạm vi sử dụng đạo luật yêu nước của Mỹ có thể dẫn đến tình huống các công ty châu Âu bị đòi hỏi chuyển dữ liệu cho Mỹ, vi phạm luật EU và luật các quốc gia EU. Một điểm đáng chú ý nữa là, các con số thống kê gửi lên Nghị viện châu Âu (EP) thời gian qua cho thấy, nhiều khả năng, người dân châu Âu cũng bị NSA theo dõi thông qua chương trình PRISM và điều này thật sự đem lại những hậu quả bất lợi đối với các quyền cơ bản của công dân EU.

“Người thổi còi” Edward Snowden đã tiết lộ nhiều thông tin.

Vì thế, theo nhiều nhà phân tích, không chỉ chính quyền Washington, giới chức tình báo Mỹ mà cả các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông và internet ở châu Âu và Mỹ đều phải trả lời đầy đủ câu hỏi này. Trong trường hợp, quyền riêng tư của người dân bị xâm phạm, EU không loại trừ khả năng khởi kiện.

Để biện luận cho những hành động của mình và làm dịu những quan ngại về chương trình PRISM, hôm 17/6, NSA cũng tuyên bố sẽ cho công bố các chi tiết liên quan đến các âm mưu khủng bố nhằm vào Mỹ và hơn 10 quốc gia khác trên thế giới, bị cơ quan này kịp thời phát giác và ngăn chặn với đóng góp không nhỏ của chương trình giám sát này

Phan Hiển

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文