“Niềm vui” kinh doanh của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin

13:52 14/12/2011
Theo thống kê công bố hồi cuối tháng 9 của tạp chí Forbes, những năm đầu sống lưu vong, ông Thaksin đã lâm vào cảnh túng bấn. Nhưng chỉ trong 2 năm qua, với việc mở rộng kinh doanh - đầu tư, số tài sản của cựu Thủ tướng đã tăng tới 53%. Đó là chưa kể đến hàng triệu USD trị giá tài sản mà ông bị tịch thu sau phiên tòa xét xử tội tham nhũng.

Sau cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan năm 2006, ông Thaksin Shinawatra đã cùng gia đình phải sống lưu vong ở Anh rồi một số quốc gia khác trước khi "đậu bến" tại Dubai. 5 năm qua, cựu Thủ tướng Thái Lan trải qua nhiều thăng trầm, nụ cười và nước mắt nơi xứ người. Nay, khi người em gái của ông là bà Yingluck Shinawatra trở thành Thủ tướng, cái tên Thaksin Shinawatra lại được nhiều người nhắc đến với những giả định khác nhau. Tuy nhiên, chính ông Thaksin Shinawatra đã xóa tan mọi nghi ngờ bằng tuyên bố chưa vội về Thái Lan mà chỉ tập trung vào kinh doanh để có thêm nguồn tài chính ủng hộ quê hương.

'Trong chuyến thăm Dubai hồi tháng 8, phóng viên Thái Lan Nirmal Ghosh đã may mắn có cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ấn tượng đầu tiên của phóng viên này chính là một cuộc sống sung túc, đầy đủ, được nể trọng của ông Thaksin.

Ngôi nhà của cựu Thủ tướng Thái Lan tọa lạc ở một con phố lớn với thiết kế khá bắt mắt. Tại đây, ông Thaksin có tới 4 chiếc ôtô để đi lại vào các dịp khác nhau. Đội ngũ nhân viên phục vụ trong tư dinh của cựu Thủ tướng thân thiện và hiếu khách.

Theo ghi nhận của phóng viên Nirmal Ghosh, cuộc sống lưu vong của ông Thaksin không hề khác nhiều so với thời làm Thủ tướng. Ông luôn là khách mời danh dự trong các bữa tiệc chiêu đãi quan chức của chính quyền địa phương. Nhiều quốc gia khác vẫn cho người liên hệ và mời ông tới tham vấn những vấn đề liên quan đến kinh tế - đầu tư, nhất là vào thời điểm kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng và bị suy thoái.

Công việc kinh doanh hiện giờ của cựu Thủ tướng không chỉ bó buộc trong phạm vi ở Dubai mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác ở khu vực Trung Đông và châu Á. Chẳng hạn như ở Fiji, ông thường xuyên có các cuộc gặp gỡ với Thủ tướng và Tư lệnh quân đội nước này và thậm chí còn mời họ tới thăm nơi ở của mình bằng máy bay riêng Learjet. Đến nay, cựu Thủ tướng đã đầu tư vào Fiji khoảng 500 triệu USD với mục đích xây dựng các khu vui chơi nằm trong khu nghỉ dưỡng của quốc đảo này.

Dù bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin vẫn nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân, nhất là dân nghèo vùng sâu, vùng xa.

Ông còn sang cả Tonga, sử dụng hộ chiếu vào Montenegro, tới thăm khu cảng VilaVanuatu, Papua New Guinea, Solomon… để xem xét việc đầu tư vào ngành công nghiệp mía đường. Các cuộc gặp gỡ giữa ông Thaksin với lãnh đạo các quốc gia, khu vực này đều diễn ra thân mật, đầy thiện chí. Thậm chí, ông còn được mời làm cố vấn kinh tế, giúp họ đưa ra những gợi ý về hướng kinh doanh thích hợp nhằm cải thiện cuộc sống của người dân.

Chưa hết, ông Thaksin còn tạo thêm nhiều mối làm ăn mới ở châu Phi, nơi được coi là "tiềm năng" cho các khoản đầu tư về khai thác vàng và bạch kim. Cựu Thủ tướng đã chi hàng tỷ USD để mua trang thiết bị và thuê nhân công, phục vụ cho việc khai thác ở 3 mỏ mà ông vừa ký kết.

Ngoài việc tự kinh doanh - đầu tư, ông Thaksin Shinawatra còn nhận được nhiều lời mời thuyết trình về kinh tế tại các trường đại học ở Nga, Nhật Bản, Hong Kong và một số quốc gia khác.

Theo thống kê công bố hồi cuối tháng 9 của tạp chí Forbes, những năm đầu sống lưu vong, ông Thaksin đã lâm vào cảnh túng bấn. Nhưng chỉ trong 2 năm qua, với việc mở rộng kinh doanh - đầu tư, số tài sản của cựu Thủ tướng đã tăng tới 53%. Đó là chưa kể đến hàng triệu USD trị giá tài sản mà ông bị tịch thu sau phiên tòa xét xử tội tham nhũng. Ông Thaksin được xếp thứ 19 trong danh sách 40 người giàu nhất Thái Lan.

Hồi cuối tháng 11, khi thông tin về việc Thái Lan phải hứng chịu cơn lũ lịch sử tràn vào thủ đô, cựu Thủ tướng đã gợi ý về việc muốn đem dự án trị giá 19 tỷ USD về nước giúp Bangkok thoát lụt. Dự án mang tên "Bốn sông" nhằm tiết kiệm nước và làm đẹp các khu vực ven sông, giảm thiểu thiệt hại do khủng hoảng lũ lụt. Kế hoạch này từng được ông xem xét vào năm 2005 và định làm vào năm 2006 hoặc 2007, song cuộc đảo chính đã khiến ông không có cơ hội thực hiện.

Ông Thaksin nói: "Giờ đây Đảng của tôi đang lãnh đạo đất nước, do vậy chúng tôi muốn đem dự án này về để giúp chống lũ lụt và phòng ngừa hạn hán"

Huyền Chi

* Báo CAND đoạt 2 giải A, 2 giải B Giải Búa Liềm Vàng trong CAND

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 trong Đảng bộ Công an Trung ương, Bộ Công an đã trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa Liềm Vàng) trong CAND và Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CAND năm 2024.

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文