Nước Anh và thách thức lớn thời hậu Brexit

07:16 12/05/2021
Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, đa số cử tri Scotland không muốn ly khai nhưng khi đó chưa có Brexit. Giờ đây, Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), vai trò và chỗ đứng của Anh tại châu Âu đã có sự thay đổi, vì thế, giới chức vùng Scotland đã bắt đầu đánh tiếng về cuộc bầu cử độc lập lần 2. Và chủ đề này càng “nóng” hơn khi Đảng Dân tộc Scotland (SNP) – đảng ủng hộ Scotland độc lập vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương tại vùng lãnh thổ này.


Ngay sau khi tuyên bố chiến thắng, Thủ hiến Scotland, đồng thời là lãnh đạo đảng SNP, bà Nicola Sturgeon đã ngay lập tức đề cập đến yêu cầu tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về độc lập cho Scotland, đồng thời cảnh báo đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Anh Boris Johnson không nên ngăn chặn ý nguyện này của người dân Scotland.

“Tôi muốn nói rõ, nếu như đảng Bảo thủ có ý định ngăn cản thì họ không phải là đang đối địch với đảng SNP mà là với đối địch trực tiếp với ý nguyện của người dân Scotland. Điều đó sẽ chỉ càng chứng tỏ rằng Vương quốc Anh không phải là một khối đối tác bình đẳng và Nghị viện Westminster sẽ không còn được coi là liên hiệp tự nguyện của các dân tộc. Việc cản trở sẽ càng trở thành lý lẽ mạnh mẽ để Scotland trở thành một quốc gia độc lập”, bà Nicola Sturgeon nói.

Câu chuyện Scotland đòi tách khỏi Vương quốc Anh một lần nữa lại trở thành chủ đề “nóng” tại Xứ sở sương mù. Ảnh: AP

Là đảng cầm quyền tại Scotland trong 4 kỳ bầu cử liên tiếp, đảng SNP đã luôn theo đuổi đường lối độc lập khỏi Vương quốc Anh và đã buộc chính quyền của cựu Thủ tướng David Cameron chấp nhận yêu cầu tổ chức trưng cầu ý dân về độc lập năm 2014. 55% người dân Scotland khi đó đã bỏ phiếu lựa chọn ở lại trong Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, đảng SNP cho rằng sự kiện Brexit đã và đang thúc đẩy nhiều người dân Scotland mong muốn độc lập hơn trước, do trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016, có đến 62% người dân Scotland vùng đất phản đối ý tưởng rời khỏi EU, con số cao nhất trong toàn bộ các vùng lãnh thổ của Vương quốc Anh. Đảng cầm quyền SNP cho rằng việc Vương quốc Anh rời EU đã làm tổn hại đến lợi ích của Scotland và chỉ có trở thành một quốc gia độc lập, Scotland mới có thể bảo vệ được tốt nhất lợi ích của người dân vùng này.   

Từ năm 2014 đến nay, Brexit không phải là một sự kiện lớn duy nhất tại châu Âu. Trong khoảng thời gian đó đã diễn ra cuộc khủng hoảng ly khai ở vùng Catalonia tại Tây Ban Nha vào cuối năm 2017 và đặc biệt là từ hơn 1 năm qua, đại dịch COVID-19 đã bùng phát trên toàn cầu. Hai sự kiện này tạo nên một rào cản tâm lý lớn đối với những người ủng hộ Scotland độc lập. Bài học ở Catalonia cho thấy, cuộc chiến độc lập không hề đơn giản bởi có quá nhiều khía cạnh pháp lý, hiến pháp ràng buộc.

Scotland không thể đi theo vết xe đổ của Catalonia khi bất chấp mọi cản trở để tìm đường độc lập bởi ngay cả như vậy, sự độc lập đó cũng sẽ không được cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước châu Âu, ủng hộ. Khi đó, độc lập sẽ trở thành tương đối vô nghĩa nếu Scotland không được gia nhập EU hay NATO. Cả hai thiết chế này đều cũng đã công khai tuyên bố, dù có độc lập khỏi Vương quốc Anh, cũng không có nghĩa là Scotland được tự động trở thành thành viên của EU và NATO.

Cuối cùng, đại dịch COVID-19 đẩy nền kinh tế của mọi quốc gia vào một tương lai bất định. Cả Scotland lẫn Vương quốc Anh đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch nên vào thời điểm này, khi đại dịch chưa kết thúc, các ưu tiên cần phải giành cho việc chiến thắng đại dịch và phục hồi kinh tế. Chia tay Vương quốc Anh vào thời điểm này sẽ là bất hợp lý và bất khả thi khi Scotland phụ thuộc lớn vào Vương quốc Anh.

Đó là lí do mà ngay sau chiến thắng, Thủ hiến Nicola Sturgeon mặc dù tuyên bố theo đuổi độc lập nhưng cũng cho biết sẽ chỉ bàn đến độc lập sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay. Chiến lược của SNP là theo đuổi một cuộc chiến pháp lý và hiến pháp lâu dài, khi thách thức sẽ đem yêu cầu tổ chức trưng cầu ý dân lần 2 ra Tòa tối cao tại Anh nếu Chính phủ Anh cản trở. SNP cũng đưa ra cột mốc là đến cuối năm 2023 sẽ giành được quyền tổ chức trưng cầu ý dân lần 2. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc chiến rất phức tạp khi sự phản đối đến từ nhiều phía.

Các đảng Bảo thủ và Công đảng tại Scotland phản đối ý định này, chính phủ Anh của Thủ tướng Boris Johnson sẽ bằng mọi giá ngăn cản và theo các quy định hiện tại, Nghị viện Westminster cũng có tiếng nói quyết định trong việc có đồng ý cho Scotland tổ chức trưng cầu ý dân lần 2 hay không.

Cuộc chiến này sẽ kéo dài cả về mặt pháp lý, truyền thông, đồng thời kéo theo các tranh luận về dân chủ và so với năm 2014 thì hiện tại đảng SNP không có vị thế tốt hơn để đảm bảo có thể chiến thắng. Đối với chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson, việc Scotland muốn độc lập là một vấn đề vô cùng quan trọng vì không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại một cách toàn vẹn của Vương quốc Anh mà còn đến cả vận mệnh chính trị của đảng Bảo thủ cũng như cá nhân ông Boris Johnson.

Do đó, vào thời điểm này, mọi quan chức Chính phủ Anh đều tìm mọi cách bác bỏ và hạ thấp sự chú ý vào yêu cầu tổ chức trưng cầu ý dân lần 2 về độc lập của Scotland. Hai lý lẽ chính được chính phủ Anh đưa ra là, đây không phải thời điểm thích hợp do toàn bộ Vương quốc Anh cần phải tập trung nguồn lực chiến thắng đại dịch COVID-19 và đưa nền kinh tế bước ra khỏi cuộc khủng hoảng lớn nhất trong 3 thế kỷ. Ngoài ra, ông Boris Johnson cũng cho rằng, kết quả cuộc trưng cầu ý dân năm 2014 cần phải được tôn trọng trong ít nhất một thế hệ, tức khoảng 20 năm. Việc đảng SNP yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân khác chỉ sau 7 năm là không hợp lý và không thể chấp nhận.

Quan điểm của Chính phủ Anh rất rõ ràng, đó là sẽ không chấp nhận yêu cầu từ phía SNP và sẽ tìm mọi cách cản trở cuộc trưng cầu ý dân lần 2. Khác với năm 2011, khi cựu Thủ tướng David Cameron buộc phải đồng ý với yêu cầu từ SNP sau khi đảng này chiến thắng vang dội tại Scotland, lần này chính phủ đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson có các lý lẽ để không chịu nhượng bộ.

Thứ nhất, bất chấp Brexit và việc xử lý đại dịch COVID-19 bị chỉ trích rất nhiều, các cử tri Anh vẫn giành sự ủng hộ lớn cho đảng Bảo thủ và cá nhân ông Boris Johnson, thể hiện qua việc đảng Bảo thủ giành thêm nhiều ghế trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua.

Thứ hai, đảng SNP tuy chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Scotland nhưng vẫn thiếu 1 ghế (64 ghế) để tự mình chiếm đa số tại Nghị viện Edinburg, do đó đảng SNP cũng khó có thể cho rằng mình được các cử tri Scotland trao cho nghĩa vụ đòi độc lập. Vì thế, chính phủ Anh sẽ ngăn cản, trì hoãn và kéo dài các đòi hỏi từ đảng SNP, tạo nên một cuộc chiến pháp lý kéo dài trong nhiều năm tới, cho đến ít nhất là kỳ tổng tuyển cử tiếp theo tại Anh vào năm 2025.

Khổng Hà (tổng hợp)

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文