Nước Mỹ chưa hết nỗi lo phân biệt chủng tộc

13:16 12/08/2015
1 năm sau vụ bạo loạn liên quan đến cái chết của thanh niên da màu Micheal Brown, Ferguson vẫn chưa thể thực hiện được kế hoạch tạo thành khối thống nhất khi mà làn sóng biểu tình đập phá lại có nguy cơ tái diễn và chính quyền thành phố buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Nước Mỹ cần phải làm nhiều điều hơn nữa để đối phó và chấm dứt vấn đề phân biệt chủng tộc và bạo hành của cảnh sát.


Dấu hiệu bất ổn mới

Theo tin từ hãng Reuters, hôm 10/8, chính quyền thành phố Ferguson bang Missouri đã một lần nữa phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp đề phòng tái diễn làn sóng biểu tình. Nguyên nhân là vì vào tối 9/8, hai vụ nổ súng đã xảy ra tại thành phố khi đang có cuộc biểu tình kỷ niệm 1 năm ngày thanh niên da màu Micheal Brown bị cảnh sát da trắng bắn chết (9/8/2014). Lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố là nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản. Trong khi đó, tại Ferguson, nhiều tiểu thương cũng cho biết, họ đã chuẩn bị các phương tiện cần thiết để bảo vệ tài sản của mình…

Cho đến chiều 11/8 (theo giờ Việt Nam), hàng trăm người biểu tình vẫn tiếp tục tuần hành qua các con phố ở hạt St.Louis, mang theo các khẩu hiệu như “Phân biệt chủng tộc vẫn còn hiện diện tại đây”, “Hãy chống phân biệt chủng tộc”… 

Cuộc biểu tình này do ông Michael Brown Sr., cha của nạn nhân tổ chức. Tuy nhiên, nó đã bị một nhóm người quá khích lợi dụng, gây hỗn loạn ở khu vực đại lộ Tây Florissant. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì là ầm ĩ nếu sau đó cảnh sát không bắt giữ một số người biểu tình quá khích khi họ định phá vỡ rào chắn tại tòa án ở hạt St.Louis và chặn nút giao thông gần Ferguson trong giờ cao điểm. Thêm vào đó, việc cảnh sát chuyển hồ sơ truy tố thanh niên tên là Tyrone Harris lên tòa án với 10 cáo buộc khác nhau, trong đó có tội sử dụng súng trái phép, ám sát người khác… 

Báo cáo của cảnh sát khẳng định, Tyrone Harris đã bắn ít nhất 18 phát đạn. Anh này được xác nhận là bạn thân của nạn nhân Michael Brown, đã dùng súng bắn trọng thương một số cảnh sát khi cảnh sát chống bạo động đang cố gắng giải tán đám người biểu tình quá khích làm ách tắc giao thông và đập vỡ nhiều cửa sổ trên đường. 

Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại Ferguson. Ảnh: AP.

Cảnh sát trưởng hạt St. Louis Jon Belmar cho biết,  một nhóm đặc nhiệm của cảnh sát chống bạo động đã theo dõi sát sao Tyrone Harris và sau đó đối tượng này tham gia vào một vụ bắn nhau giữa hai nhóm người trước khi nổ súng nhiều lần vào một xe cảnh sát ngụy trang. Bốn cảnh sát trong xe này đã đồng loạt nổ súng từ bên trong, sau đó rượt đuổi và hạ gục tay súng này. Cũng theo cảnh sát trưởng Jon Belmar, hai nhóm người nổ súng bắn nhau là “những tội phạm, chứ không phải là những người biểu tình”.

Cần phải làm nhiều điều hơn

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 10/8, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch đã lên án tình trạng bạo lực xảy ra tại thành phố Ferguson, cho rằng, bạo lực đã che khuất thông điệp của các cuộc biểu tình hòa bình. Bà Loretta Lynch nói: “Tôi cực lực lên án tình trạng bạo lực đã xảy ra, chống lại cộng đồng, trong đó bao gồm cả các nhân viên cảnh sát ở Ferguson. Như chúng ta đã nhìn thấy trong những tháng, những năm gần đây, bạo lực đã che khuất thông điệp của các cuộc biểu tình hòa bình. Tôi cam kết sẽ nỗ lực hết sức; thúc đẩy niềm tin trong các mối quan hệ là một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp”.

Vụ cảnh sát da trắng cố tình bắn chết Brown ngày 9/8/2014 đã làm bùng nổ làn sóng biểu tình tại nhiều thành phố lớn của nước Mỹ, phản đối cách hành xử mang tính phân biệt đối xử của cảnh sát đối với các sắc tộc thiểu số, nhất là người da đen. 

Sau vụ này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải lên tiếng và áp dụng một số biện pháp nhằm giám sát cách hành xử của cảnh sát trong lúc thi hành nhiệm vụ. Đến nay, có thể thấy, việc đẩy lùi nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. 

Cụ thể, có hai điều chỉnh lớn về chính sách gồm việc cảnh sát Mỹ phải đeo máy quay video trên người khi làm nhiệm vụ và điều chỉnh tăng số người da màu vào lực lượng cảnh sát, thực thi pháp luật để tạo sự tương ứng tốt hơn với cơ cấu dân số của mỗi địa phương. Tuy nhiên, để có sự thay đổi mạnh mẽ, như Tổng thống Barack Obama đã nói, nước Mỹ cần phải làm được nhiều điều hơn nữa để đối phó với vấn đề phân biệt chủng tộc và bạo hành của cảnh sát.

Phan Hiển

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文