Philippines nộp bản biện hộ cho vụ kiện Trung Quốc về vấn đề biển Đông

11:33 31/03/2014
Ngày 30/3, Philippines đã nộp bản biện hộ cho vụ kiện Trung Quốc về vấn đề biển Đông lên tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Bất chấp những cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Manila vẫn khẳng định sẽ theo đuổi đến cùng vụ kiện này.

4.000 trang tài liệu

Trả lời phỏng vấn báo giới, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, bản biện hộ của Philippines bao gồm 4.000 trang với những dữ liệu quan trọng phản bác lại yêu sách đường lưỡi bò (hay đường chín đoạn) ở biển Đông mà Trung Quốc đưa ra. Bản biện hộ một lần nữa khẳng định, tuyên bố của Trung Quốc về đường lưỡi bò chiếm tới 80% diện tích ở biển Đông là vô lý, phi pháp và không thể chấp nhận được.

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte hôm 29/3 cũng khẳng định, Manila nộp hồ sơ thuyết trình lập luận của mình theo đúng hạn mà Hội đồng trọng tài của ITLOS đưa ra và Chính phủ Philippines sẽ theo đuổi đến cùng vụ kiện này. Theo lời của luật sư Paul Reichler thuộc Công ty luật Foley Hoag, người sẽ đại diện cho Philippines trong vụ kiện này tại ITLOS, Hội đồng trọng tài đã thông qua các quy tắc tố tụng và lịch trình xét xử của vụ kiện, yêu cầu Philippines hoàn thiện hồ sơ trước ngày 30/3.

Đối với bị đơn mà trong trường hợp này là Trung Quốc, nước này cũng có 8 tháng để gửi hồ sơ phúc đáp. Nhưng do Trung Quốc tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện, nên ITLOS chỉ chỉ định ngày Philippines gửi bản khai báo. Đồng thời, Hội đồng trọng tài sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc bản sao hồ sơ pháp lý của Philippines và đề nghị bình luận.

Luật sư Foley Hoag nói: “Trung Quốc có 30 ngày để hồi đáp, nhưng rất có khả năng nước này sẽ từ chối bất kỳ sự tiếp cận nào từ phía tòa án. Vì thế, theo phỏng đoán của riêng tôi, sau khi đọc bản khai báo của Philippines, các thành viên Hội đồng trọng tài sẽ tự đặt mình vào vị trí của Trung Quốc để đưa ra các phản bác có tính giả định và các câu hỏi mà bản thân các trọng tài có thể đưa ra. Tôi nghĩ thời gian tố tụng có thể kéo dài từ 6 tới 12 tháng và cá nhân tôi ước tính quá trình này sẽ kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10 năm 2014”.

Các binh sĩ Philippines trên một tàu đánh cá đã có cuộc đụng đầu với tàu tuần duyên của Trung Quốc trên biển Đông hôm 29/3.

Và phản ứng của thế giới

Phải nói rằng, vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc trong vấn đề biển Đông đã thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận quốc tế. Cho đến nay, vụ kiện đã trải qua nhiều khâu quan trọng như việc ITLOS thành lập Hội đồng trọng tài gồm 5 trọng tài viên và hội đồng này đã họp thông qua quy tắc tố tụng…

Các nước như Mỹ, Nhật, Ấn Độ và các nước châu Âu ngày càng quan tâm tới vụ kiện của Philippines, coi đây là biện pháp hoà bình để có thể tìm giải pháp công bằng cho tranh chấp ở biển Đông. Thậm chí, Mỹ nhiều lần còn công khai ủng hộ vụ kiện của Philippines ở các cấp, kể cả ở Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ. Gần đây nhất, vào ngày 5/2, khi điều trần tại Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng MỹDaniel Russel khẳng định, trong vụ kiện này, các bên cần tìm cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói: “Sự thiếu rõ ràng của Trung Quốc liên quan đến các yêu sách của nước này tại biển Đông đã tạo nên sự không chắc chắn, bất an và bất ổn tại khu vực… Bất kỳ việc sử dụng đường lưỡi bò nào của Trung Quốc nhằm yêu sách các quyền trên biển không dựa trên các yêu sách cấu trúc đất đều không phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Còn theo bình luận của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trên báo chí nước ngoài hôm 26/3 thì bao nhiêu thành quả của nhân loại về luật pháp quốc tế, UNCLOS sẽ bị Trung Quốc hủy hoại và đảo lộn tất cả bằng yêu sách đường lưỡi bò. Nhiều chính trị gia và học giả khác nổi tiếng thế giới cũng đã bày tỏ quan điểm phản đối yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Được biết, Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc vào ngày 29/1/2013. Trong suốt hơn một năm qua, Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối quyết liệt, tìm mọi cách ngăn cản vụ kiện từ việc gây sức ép với Philippines trên thực địa và trên mặt trận ngoại giao. Nhưng mọi động thái này đều bị cự tuyệt. Mới đây nhất, vào ngày 29/3, Philippines đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình trong sự kiện các binh sĩ nước này trên một tàu đánh cá đụng đầu với các tàu tuần duyên của Trung Quốc ngay gần một rặng san hô ở biển Đông mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền

Huyền Chi

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

Ngày 26/5, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐH KTQD) đã tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh với sự tham gia của hàng ngàn thí sinh đến từ Hà Nội và nhiều tỉnh, thành. Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là gần 7.000. Trường mở 6 mã ngành/chương trình mới, là những ngành có nhu cầu nhân lực xã hội rất cao.

Theo Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an TP Hồ Chí Minh, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Các đường dây vận chuyển ma túy từ các nước về Việt Nam được phát hiện, bắt giữ gần đây tiếp tục cho thấy TP Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn tiêu thụ, vừa là địa bàn mà tội phạm lợi dụng để trung chuyển, vận chuyển đi các nước, các địa phương…

Các cường quốc đang trong cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động tác chiến và viễn cảnh con người để máy móc ra các quyết định khai hỏa vũ khí có thể không còn xa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文