Syria: Chiến trường của những phóng viên sinh nghề tử nghiệp

21:23 07/01/2013
Viện Nghiên cứu Báo chí quốc tế mới đây cho biết, Syria hiện là nước nguy hiểm bậc nhất đối với nhà báo quốc tế. Kể từ khi xung đột bùng phát ở quốc gia này, 36 nhà báo các nước đã thiệt mạng ở đây.

Đằng sau cái chết của hai nhà báo ở Syria cách đây không lâu, phóng viên ảnh chiến tranh kì cựu Patrick Chauvel đã đưa ra một cái nhìn thấu đáo về những hiểm họa xung quanh các cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả-rập”. Ông cho hay, tại quốc gia Trung Đông này, những người biểu tình “giống như những người đang chết đuối”.

Mới đây, hai nhà báo đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ác liệt của quân đội Syria tại thành trì của phe nổi dậy ở Homs thuộc tỉnh Baba Amr. Một trong hai người thiệt mạng là nhà báo người Pháp Rémi Ochlik, anh ra đi ngay tại trung tâm thông tin dưới làn mưa đạn rốc-két. Đây là nhà báo thứ 8 bị giết tại Syria kể từ khi cuộc xung đột diễn ra, chưa kể nhiều người khác bị thương.  Ông Patrick Chauvel là một phóng viên ảnh chiến tranh kì cựu với 40 năm trong nghề đã từng lấy tin về những cuộc cách mạng ở Ả-rập. Vào tháng 3/2011, ông đến Lybia cùng thời điểm với nhà báo Ochlik. Ông đã đề cập đến những nguy hiểm mà phóng viên báo ảnh gặp phải khi tác nghiệp tại Syria và bạo lực ngày càng gia tăng trong những cuộc xung đột kể từ tháng 2/2011. Nhật báo Lemonde (Pháp) đã có cuộc phỏng vấn về việc này.

- Vì sao nhiều nhiếp ảnh trẻ lấy tin về những cuộc cách mạng ở Ả-rập?

Ông Patrick Chauvel: Không mất nhiều chi phí để từ châu Âu tới Bắc Phi, vì thế nhiều nhà báo trẻ có khả năng tự trả những khoản chi phí này. Không cần thẻ phóng viên hay nổi tiếng, bất kì phóng viên ảnh nào cũng có thể đi lấy tin về các cuộc xung đột. Không như ở Afghanistan hay Iraq, phóng viên phải trình thẻ. Các cuộc nổi loạn ở Syria hầu hết thiếu tổ chức, và đây thực sự là một cơ hội cho những phóng viên ảnh trẻ. Tương tự như ở Nam Tư cũ, nơi thể hiện tài năng của các nhiếp ảnh gia.

Có lẽ có khoảng 50 phóng viên đang tác nghiệp ở Lybia. Tôi thích những phóng viên trẻ này. Chắc chắn rằng, họ là những người có bản ngã- dù bị đói nhưng chuyến đi đã khơi nên nhiệt huyết cho họ. Nhưng thật tuyệt khi thấy họ khắc phục khó khăn. Họ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về bản chất công việc. Nhưng họ cũng đặt nghi vấn liệu người Lybia sẽ như thế nào nếu như Pháp có quyền can thiệp quân sự. Họ muốn biết rằng, nếu như- đặc biệt là các nhà báo độc lập - trong tương lai phóng viên ảnh là một nghề kiếm sống thì điều gì sẽ xảy ra với sự phát triển của Internet. Họ là những người có phẩm chất tốt.

Mặc dù thùng thuốc súng Syria đang rền vang khốc liệt, nhiều nhà báo vẫn dũng cảm tới đây tác nghiệp.

Nhưng cũng có những phóng viên ảnh vẫn còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết, họ không hề biết cách sơ cứu trong trường hợp bị thương, các phản xạ sinh tồn còn kém. Khi đạn bay khắp nơi, họ trú mình đằng sau xe ôtô. Làm điều này giống như núp sau một tấm chăn giấy. Sự lựa chọn duy nhất lúc này là chạy thật nhanh.

- Cuộc chiến ở Syria khác những cuộc xung đột khác ở Ả-rập như thế nào?

Ông Patrick Chauvel: Ở Syria là một cuộc chiến tranh thì đúng hơn, còn những cuộc xung đột lại không mang nhiều tính bạo lực. Mặt khác, các cuộc xung đột ở Syria rất dữ dội. Ở Tunisia, từng có một nhiếp ảnh gia 32 tuổi người Pháp Lucas Mebrouk Dolega bị giết. Đất nước Ai Cập cũng chứa nhiều mối nguy hiểm. Nếu có người đi một mình mà gặp phải cảnh sát, họ sẽ túm lấy anh ta, đưa ra mé đường, và anh ta sẽ bị đánh nhừ tử. Có nhiều câu chuyện khủng khiếp, ví dụ như có hai nhà báo Caroline Sinz và Mona Eltahawy từng bị tấn công tình dục ngay giữa đám đông. Tuy vậy, không hề có một câu hỏi nào được đặt ra đối với những người bị hành quyết mà không có phiên tòa xét xử.

Ở Syria là cuộc chiến tranh với những thời khắc nguy hiểm bởi những trận mưa đạn súng cối. Nhiều nhà báo đã thiệt mạng. Bạo lực ngày càng gia tăng ở Syria. Các nhà chức trách Syria không muốn tiết lộ tin tức của cuộc chiến đang diễn ra nên họ không ngại do dự bắt giữ, tra tấn hay hành quyết những nhà báo.

- Các nhà báo phải làm việc trong tình cảnh ra sao?

Ông Patrick Chauvel: Đến được Syria không phải là việc dễ dàng. Các nhà báo phải bò dưới hàng dây thép gai dọc biên giới nơi có những tay súng bắn tỉa tuần tra, sau đó họ phải ngồi trên lưng ngựa hoặc đi môtô hàng dặm - giống như nhà báo Anthony Shadid của tờ New York Times - nhà báo vừa mới mất vì bệnh hen suyễn khi đi săn tin tại Syria. Họ phải chịu cái lạnh của thời tiết và trong điều kiện thiếu thốn, kể cả điện. Khó có thể gửi đi những bức ảnh chiến trận. Vì thế bạn phải tìm mọi cách để có thể gửi ảnh qua biên giới Syria. Quân đội muốn phong tỏa thông tin về những cuộc chiến ở Syria. Khi nhà báo Gilles Jacquier bị giết hại, đã có rất nhiều người tỏ ra nhụt chí.

Và sau đó là vấn đề về tiền bạc. Tôi còn nhớ khi tôi rời Lybia, tôi đã xoay xở được 1.800 euros. Tôi đã phải trả 1.700 euros tiền taxi để đi 18 tiếng đồng hồ tới vùng chiến sự, vì thế tôi chỉ còn 100 euros để sống. May mắn là trong những hoàn cảnh như vậy, các nhà báo trên chiến trường luôn giúp đỡ lẫn nhau. Ví dụ như nếu ai đó có thể trả tiền xe, họ sẽ cho những người khác đi cùng.

Nhưng ở nơi chiến trận, bạn cố gắng xoay xở một mình để những bức ảnh của bạn không giống với hình của những phóng viên khác. Bạn làm việc tại chiến trường. Chỉ khi bạn trở về khách sạn mới có thời gian để tán gẫu hay thảo luận. Tôi nhớ có một lần, một nhà báo trẻ đã hỏi tôi làm thế nào để giữ cho bản thân an toàn trên chiến trường, và tôi đã trả lời rằng: “Chỉ có ở lại Paris thôi”.

- Bất chấp nguy hiểm, các phóng viên vẫn tiếp tục công việc?

Ông Patrick Chauvel: Phải, đó thực sự không phải là một nghề mà đó là một cách sống. Khi tôi được chứng kiến những gì mà người Syria đang trải qua, tôi muốn đến Syria và kể về câu chuyện của họ. Họ như những người đang chết đuối, họ kêu gọi sự giúp đỡ. Nếu tôi không đi có nghĩa là tôi không giúp đỡ những người đang gặp nguy hiểm.

Kênh truyền hình CNN hôm 4/1 cho biết, phóng viên tự do người Mỹ James Foley có cộng tác với hãng tin AFP đã bị bắt cóc ở Syria hơn một tháng qua và cho tới nay vẫn chưa có tin tức gì.

Foley, 39 tuổi, được đánh giá là phóng viên chiến trường giàu kinh nghiệm, từng đưa tin về các vụ xung đột khác. Tin cho biết, anh đã bị các lực lượng vũ trang ở Idlib bắt giữ hôm 22/11/2012

Văn - Hòa Thu (tổng hợp)

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文