Tai nạn máy bay MH370: Các nhà điều tra vẫn hy vọng tìm kiếm

13:44 08/03/2016
Malaysia và Australia cho biết họ vẫn "hy vọng" rằng máy bay MH370 sẽ được tìm thấy, hai năm kể từ khi nó biến mất.


Chiếc máy bay đã biến mất vào ngày 8- 3- 2014 với 239 người trên khoang. Đội tìm kiếm của Úc khoanh vùng tìm kiếm trên 120.000 mét vuông (46.330 dặm vuông) ở phía Nam biển Ấn Độ. Chỉ có một mảnh vụn, một phần của cánh máy bay, đuợc gọi là flaperon, được tìm thấy trên đảo Reunion.

Thân nhân của các nạn nhân trên chuyến máy bay MH370 vẫn muốn tìm kiếm ngay cả không có dấu hiệu gì khả quan.

Việc tìm kiếm, với sự trợ giúp của các chuyên gia người Úc, Trung Quốc và Malaysia, được ước tính có chi phí hơn130 triệu đô la.

Vào hôm thứ Ba, Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak phát biểu ông luôn có một hy vọng nào đó về việc tìm thấy MH370, nhưng đây việc khó khăn nhất trong lịch sử hàng không.

"Chúng tôi cam kết làm tất cả mọi thứ trong khả năng của chúng tôi để giải quyết bí ẩn đau đớn cho những người thân yêu của các hành khách trên máy bay," ông nói trong một tuyên bố.

Bộ trưởng Giao thông Úc, ông Darren Chester cũng bày tỏ niềm hy vọng của mình,  và nói rằng việc tìm kiếm máy bay sẽ "đưa ra câu trả lời cho thế giới, đặc biệt là đối với các gia đình của nạn nhân về những gì đã xảy ra".

Một mảnh vỡ được tìm thấy ở Mozambique vào cuối tháng hai.

Thân nhân của 12 hành khách Trung Quốc bị mất tích chuyến bay MH370 Malaysia Airlines đã nộp đơn kiện ở Bắc Kinh, họ muốn các tòa án giải quyết những gì đã xảy ra.

Gia đình của 32 hành khách khác, chủ yếu là Trung Quốc, đã đệ đơn kiện tại Malaysia.Và ở Mỹ là 43 người đệ đơn kiện.

Martin Dolan, người đứng đầu Cục An toàn Giao thông vận tải Úc, đã cho biết Cục nghi ngờ mảnh vỡ máy bay sẽ được tìm thấy ở Mozambique vào đầu tuần tới.

Các chuyên gia người Úc, với các đại diện của các nhà sản xuất của chiếc máy bay Boeing và đội điều tra của Malaysia tham mưu sẽ phân tích chúng.

Một mảnh vụ đã được tìm thấy vào ngày 27 tháng hai từ một điều tra viên nghiệp dư.

Năm ngoái, nhà chức trách tìm thấy một mảnh cánh của máy bay trên bờ của đảo Reunion ở Ấn Độ Dương.  Một báo cáo tạm thời cho việc tìm kiếm sẽ được phát hành bởi các nhà điều tra của Malaysia vào hôm thứ Ba.

Vũ Thảo Hương

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文