Thành phố bí mật trong lòng núi Ural (Nga)
Vào đầu thế kỷ XXI Tổng thống Nga Vladimir Putin trở thành vị khách thường xuyên tại khu thể thao trượt tuyết trên núi “Abzacovo” ở nam Ural, cách Magnitorxk khoảng 60 km. Bản thân Putin lẫn các trợ lý của ông đã không thể giải thích với dư luận, tại sao người đứng đầu nhà nước lại thích nơi này. Đơn giản là vì Putin thích trượt tuyết ở đó.
Nhưng cũng có giả thiết cho rằng. Tổng thống đến đó kiểm tra việc hoàn tất quá trình xây dựng thành phố bí mật, nằm trong ngọn núi cao nhất của dãy núi Nam Ural - Iamantau có độ cao 1640m.
“Lời chào” từ Mỹ
Người Mỹ là những người đầu tiên nói cho toàn thế giới biết về sự tồn tại của mục tiêu bí mật trên núi Nam Ural này. Ngày 16/4/1996 “New York Times” đã đăng bài báo, trong đó thông báo về căn cứ quân sự bí mật đang được xây dựng ở Nga.
Các phương tiện thông tin đại chúng một số nước cũng thi nhau khai thác đề tài này. Tờ “Washington Times” ngày 1/4/1997 đã đăng bài “Moskva đang xây dựng các boongke phòng trường hợp tấn công hạt nhân”, trong đó có nói rằng “vào thời gian mà Mỹ đã kết thúc phần lớn các mục tiêu tương tự, nước Nga với tiến độ nhanh chóng đang thực hiện chương trình đắt giá, được thừa hưởng từ thời Chiến tranh lạnh, đó là xây dựng các hầm trú ẩn ngầm, các đường hầm và các điểm chỉ huy.
Chẳng hạn, công việc xây dựng chỉ huy sở ngầm của các lực lượng chiến lược đang được tiếp tục ở Ural gần thành phố Belores”.
Các ấn phẩm nước ngoài cố lấy được lời giải thích của các nhân vật chính thức Nga. Song, đương nhiên, không thể có được. Các phóng viên của Nga đã không nắm lấy tin chấn động về mục tiêu bí mật trong núi Iamantau: trong một số tài liệu có nêu lên những giả thiết cả về việc khai thác quặng uran ở núi Nam Ural, cả về việc bảo tồn những giá trị quốc gia, cả về việc dự trữ thực phẩm.
Số còn lại đưa ra giả thiết xây dựng boongke cho Chính phủ Nga là để đề phòng trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nhưng rồi dần dần đề tài mục tiêu đặc biệt ở Iamantau cũng bị lãng quên.
Lời kể của du khách
Tuy nhiên, khác với dư luận rộng rãi, những du khách hàng năm trèo lên ngọn núi này đã không quên về Iamantau. Họ kể rằng từ đầu năm 2000, các biện pháp bảo vệ vùng xung quanh Iamantau được siết chặt. Ngọn núi nằm trên lãnh địa khu bảo tồn quốc gia Nam Ural (họ nói rằng không phải ngẫu nhiên mà khu bảo tồn lại được thành lập ở đó), nhưng tuần tra khu vực xung quanh Iamantau không chỉ là những thợ săn lành nghề, mà cả các quân nhân.
“Trong khu vực mục tiêu đặc biệt Iamantau cần tuân thủ tính thận trọng, không làm ồn, không nhóm lửa khói và không để lộ sự có mặt của mình bằng bất kỳ phương pháp nào. Nếu không bạn sẽ phải làm quen với tập tục và truyền thống của đặc nhiệm, phải trao cho họ cuộn phim vừa chụp (tiền, dao, thuốc lá), phải khản cả giọng để chứng minh rằng bạn không phải là gián điệp từ
Và, cuối cùng, nếu bạn được thả ra hoặc chuyển cho các thợ săn (chứ không phải bị bắn), bạn sẽ phải thú nhận một cách chân thành” - các du khách chia sẻ lời khuyên với nhau.
Một biện pháp an ninh vô tiền khoáng hậu
Những nhà quan sát đã không đúng trong những giả thiết của mình. Trong núi Iamantau đang được xây dựng không phải các mỏ, mà là một thành phố ngầm thực sự.
Tòa soạn báo URA.Ru đã may mắn liên lạc được với một số nhà xây dựng đã tham gia vào công việc xây dựng thành phố này. Tất cả những người có liên quan đến Iamantau đều đã làm giấy cam đoan không tiết lộ thông tin, bởi vậy tên của họ không được hé lộ.
Công việc xây dựng thành phố ngầm được hoàn tất vào khoảng năm 2002 (vừa đúng vào thời gian Tổng thống Putin thường hay có chuyến thăm đến Abzacovo). Từ đó công việc bảo vệ tổ hợp được tiến hành thường xuyên (bảo vệ lãnh địa được tăng cường). Nhánh đường sắt dẫn vào núi Iamantau được hoàn thành. Có cả đường ôtô từ Magnitogorxk vào đó.
Thành phố trong núi có thể chứa được 300 nghìn người “Trong tổ hợp ngầm toàn bộ hạ tầng cơ sở cần thiết đã được xây dựng: hệ thống giao thông liên lạc, hệ thống đảm bảo đời sống.
Mọi điều kiện, để mọi người có thể ở dưới thành phố ngầm này ít nhất là trong nửa năm mà không phải lên mặt đất, đã được xây dựng” - một nhân chứng kể. Một nhân chứng khác cho biết, tổ hợp gồm các hệ thống mỏ, đường kính 30m, tổng chiều dài gần 500km.
Hiện không có lời giải thích chính thức về việc thành phố ngầm xây dựng trong núi Iamantau nhằm mục đích gì? Trong khi có mối nguy hiểm nào đe dọa nước Nga cần phải đề phòng hay không thì Tổng thống Putin không hề nhắc đến trong thông điệp liên bang hàng năm của ông