Tranh cãi về biện pháp trừng phạt tài chính đối với Iran
Tuy nhiên, kết quả điều tra mới nhất của tình báo Mỹ và phương Tây lại phát hiện ra rằng, thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, trong 2 năm qua, các ngân hàng ở Iran đã thu được một lượng tiền lớn để phục vụ cho các hoạt động làm giàu uranium.
Trong cuộc gặp với một nhóm doanh nhân và Phó Tổng thống thứ nhất của Iran Mohammad Reza Rahimi hồi tuần trước, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng thừa nhận rằng, giao dịch thương mại giữa hai nước này đang ngày một gia tăng. Chính quyền
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã tới Mỹ để chứng minh với thế giới về sự minh bạch của các tổ chức tài chính, ngân hàng của nước này đang có nguy cơ rơi vào danh sách cấm vận do Mỹ và EU đưa ra. Ảnh: AFP |
Hồi đầu năm, Mỹ, Anh và một số nước khác đã yêu cầu LHQ phải đưa tên Ngân hàng phát triển xuất khẩu của Iran, Ngân hàng Mellat cùng một số tổ chức tài chính khác của Iran vào danh sách đen để cấm vận. Mặc dù yêu cầu này không nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc song nó lại có được lá phiếu ủng hộ từ châu Âu. Cũng chính vì thế mà một số tổ chức tài chính ở Trung Đông, châu Á và châu Phi cũng bắt đầu hạn chế dần các giao dịch đối với 3 ngân hàng nói trên.
Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với
Hiện, Mỹ và EU lại đang tiếp tục đề nghị LHQ đưa thêm ngân hàng Melli và ngân hàng Saderat vào danh sách đen. Bộ Tài chính Mỹ đã liệt kê tới 17 ngân hàng có liên quan đến các hoạt động sản xuất hạt nhân cần bị cấm vận.
Để vận động hành lang, Bộ này đã cử nhiều chuyên gia tới Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Lebanon, Brazil, Ecuador và một số nước khác... Tổng cộng 101 tổ chức và 24 cá nhân đã có tên trong danh sách đen của Mỹ vì ủng hộ hoạt động làm giàu uranium ở
Do đó, theo các nhà phân tích, tranh cãi về kế hoạch trừng phạt, cấm vận bằng tài chính mà Mỹ và EU đưa ra đối với Iran có thể sẽ còn vấp phải nhiều chỉ trích nữa nếu như Mỹ vẫn đơn phương yêu cầu và gây áp lực buộc các nước khác phải ngừng giao dịch tài chính với các tổ chức, ngân hàng của Iran