Trung Quốc khởi động 'cuộc chiến tiền tệ'

08:54 13/08/2015
Chỉ một ngày sau khi “gây sốc” bằng việc bất ngờ hạ 1,9% tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ (NDT) – mức giảm mạnh nhất trong hai thập niên qua, ngày 12/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tiếp tục có động thái phá giá đồng NDT thứ hai liên tiếp.

Cụ thể, PBoC lại điều chỉnh giá tham chiếu của đồng NDT ở mức thấp hơn 1,62%, với 6,3306 NDT đổi 1 USD. Trước đó, tỷ giá tham chiếu được cố định ở mức 6,2298 NDT đổi 1 USD. Như vậy, chỉ trong hai ngày qua, đồng NDT đã giảm mất giá hơn 4%.

Phát súng khơi mào cuộc chiến

Trong một tuyên bố, PCoB cho biết, đây là sự điều chỉnh một lần và đã có kế hoạch giữ tỷ giá đồng NDT ổn định ở mức “hợp lý” đồng thời sẽ tăng cường vai trò của thị trường trong việc thiết lập tỷ giá tham chiếu hằng ngày. Theo các chuyên gia tài chính, động thái trên của PBoC là nhằm giúp hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, khiến hàng hóa cạnh tranh hơn, trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại. 

Bộ trưởng tài chính Hàn Quốc Choi Kyung-hwan cho rằng, tác động của việc này là tích cực đối với hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc. Hầu hết hàng hóa của đất nước Kim Chi xuất sang Trung Quốc dưới dạng bán thành phẩm và không cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của Trung Quốc. Trong khi đó, nhà phân tích thị trường ngoại hối Kenix Lai, đến từ Ngân hàng Bank of East Asia, lại cho rằng, lần điều chỉnh mới nhất cho thấy PBoC muốn tiếp tục phá giá NDT, bởi mức giảm trước đó là không đủ để giúp vực dậy hoạt động xuất khẩu. Ông Lai cũng dự báo dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc sang Mỹ, do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong khi đồng nội tệ mất giá.

Trong khi đó, ông John Gorman, người đứng đầu các giao dịch lãi suất đồng USD tại Nomuara Holding Inc châu Á - Thái Bình Dương tại Tokyo nhận định: “Đây có thể là khởi đầu cho một sự thay đổi rộng lớn hơn. Đó là lý do tại sao thị trường đang phản ứng mạnh mẽ”.

Đối với các nước hiện đang có quan hệ thương mại với Trung Quốc, việc đồng Nhân dân tệ yếu đi sẽ “làm khó” họ. Ảnh: RT.

Thực tế cho thấy, động thái phá giá đồng NDT của Trung Quốc đã giáng một đòn mạnh vào những tài sản có độ rủi ro cao trên toàn cầu. Theo đó, cổ phiếu, tiền tệ và hàng hóa cùng chịu áp lực bán tháo. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 11/8, thị trường chứng khoán từ châu Á tới châu Âu và Mỹ đã “đỏ lửa” vì động thái phá giá đồng tiền của Bắc Kinh.

Còn trong sáng 12/8, các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi tiếp tục xu hướng mất giá mạnh của ngày hôm qua do giới đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ có động thái làm mất giá đồng tiền nhằm đáp trả hành động của Trung Quốc.

Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, động thái của PBoC khiến đồng NDT nhạy cảm hơn trước các tác động của thị trường và có vẻ là bước đi đáng hoan nghênh. IMF cho rằng Bắc Kinh cần hướng tới việc thả nổi tỷ giá trong vòng 2 - 3 năm tới. Người phát ngôn của IMF nhận định: “Tỷ giá linh hoạt hơn có ý nghĩa quan trọng với Trung Quốc bởi nước này đang hướng tới trao cho thị trường vai trò quyết định trong nền kinh tế, và nhanh chóng hòa nhập vào thị trường tài chính toàn cầu”. 

Về phía Mỹ, việc Trung Quốc phá giá NDT đã bị nhiều nghị sỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ lên án trong ngày hôm qua. Họ xem đó là một bước đi nhằm đạt được lợi thế xuất khẩu không công bằng, và có thể trở thành chủ đề gai góc trong các cuộc đối thoại khi Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm Washington trong tháng tới. Hai nước trước đó đã có khác biệt lớn về một loạt vấn đề, từ an ninh mạng tới những tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh biên độ tỷ giá

Trước động thái phá giá đồng NDT của PBoC, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong sáng 12/8 đã ngay lập tức điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-1% lên +/-2%, với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, tỷ giá trần là 22.106 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.240 VND/USD. 

Giải thích về việc này, trong một thông cáo, Ngân hàng Nhà nước cho biết, với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng NDT sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nâng biên độ tỷ giá USD/VND lên +/-2%. Thông cáo trên nhấn mạnh: “Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để tiếp tục ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong biên độ quy định, theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành chính sách một cách phù hợp”.

Các chuyên gia đánh giá đây là một động thái tích cực. Theo ông Nguyễn Thế Minh, chuyên viên phân tích cấp cao của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), việc nới biên độ tỷ giá giúp Chính phủ điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình kinh tế thế giới.

Ông Nguyễn Thế Minh nói: “Động thái điều chỉnh này là dễ hiểu và nên được nhìn nhận như một dấu hiệu tích cực bởi sẽ thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ tiền đồng xuống giá”.

Trong phiên giao dịch sáng 12/8, trên thị trường chứng khoán, chỉ số MSCI Asian Pacific không bao gồm thị trường Nhật Bản đã giảm 1,5%, trong khi tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi mất 1,1. Chỉ số Nikkei, chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán châu Á, của chứng khoán Nhật sụt 1,2%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 1,1%. Trong khi đó, đồng AUD (đô la Australia) mất giá 0,7% trong phiên giao dịch sáng 12/8, còn 0,7255 AUD đổi 1 USD, sau khi giảm 1,5% trong phiên giao dịch ngày 11/8. Đồng Rupiah của Indonesia và Ringgit của Malaysia giảm tương ứng 1,4% và 0,8% so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối thập niên 1990. Đồng Peso của Philippines giảm 0,3% so với USD, xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Quyết định phá giá đồng NDT còn khiến giá dầu đồng loạt giảm sâu trong phiên giao dịch ngày 11/8.

Cụ thể, trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 đã giảm 1,88 USD/thùng, tương đương 4,2%, xuống mức 43,08 USD/thùng và đây là mức giá dầu thấp nhất từ tháng 32009. Trên thị trường London, giá dầu Brent hạ 1,23 USD/thùng, tương đương 2,4%, xuống mức 49,18 USD/thùng.

Khổng Hà (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文