Trung Quốc thiết lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông

09:21 24/11/2013
Từ 10h ngày 23/11, vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc thiết lập trên vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư chính thức đi vào hoạt động. Theo đó, tất cả các máy bay qua ADIZ phải thông báo trước kế hoạch bay, hồi đáp qua sóng radio khi nhận được yêu cầu từ nhà chức trách Trung Quốc, giữ liên lạc trong suốt quá trình bay…

Đúng như dự đoán của các nhà phân tích thế giới, động thái nói trên của chính quyền Bắc Kinh một lần nữa lại đẩy mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng mới. Chiều 23/11, tức chỉ vài tiếng sau khi thông tin nói trên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền Tokyo đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ của mình và gọi đây là dấu hiệu “leo thang căng thẳng”.

Trong một thông cáo được đưa ra cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định: “Việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không một cách đơn phương kiểu này sẽ khiến tình hình ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng phức tạp và dẫn đến những hậu quả khó lường khác”.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản-Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á - châu Đại Dương Nhật Bản Junichi Ihara đã gọi điện cho Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản để bày tỏ sự phản đối này. Dự kiến, vào ngày 25/11, tức là vào thứ 2, khi các cơ quan chính phủ và các nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đi làm trở lại, Nhật Bản sẽ triệu Đại sứ Trung Quốc tới để bày tỏ lập trường của mình trong vấn đề này. Trước mắt, trong 2 ngày cuối tuần, quân đội Nhật Bản được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ và phải theo dõi sát sao hơn nữa từng động thái dù là nhỏ nhất của quân đội Trung Quốc cũng như các tàu thuyền có treo cờ Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Trước sự phản đối của Nhật Bản, Trung Quốc vẫn giữ quan điểm của mình với lời biện luận của người phát ngôn Bộ Quốc phòng rằng, việc thiết lập ADIZ là nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn lãnh thổ, an ninh hàng không và duy trì những luật lệ cần thiết. Thông cáo đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn nhấn mạnh: “Đây là biện pháp cần thiết thể hiện quyền bảo vệ quốc phòng của Trung Quốc”.

Hồi đầu tháng 11, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã công bố hình ảnh cho thấy tàu thuyền mang cờ Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Trung Quốc thiết lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông.

Thông cáo cũng nói rõ, ADIZ được thiết lập bắt đầu từ 10h ngày 23/11. Tất cả các máy bay qua ADIZ phải thông báo trước kế hoạch bay; hồi đáp “lập tức và có thái độ chừng mực” qua sóng radio khi nhận được yêu cầu nhận dạng từ nhà chức trách Trung Quốc; giữ liên lạc trong suốt quá trình bay và máy bay phải gắn logo, cờ hiệu rõ ràng. Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp quân sự khẩn cấp nếu các máy bay bay qua khu vực nói trên không thông báo nhận dạng hoặc không tuân thủ yêu cầu của nhà chức trách Trung Quốc.

Tân Hoa Xã ngày 23/11 đã cho đăng tải bản đồ ADIZ, cho thấy đây là một vùng rộng lớn bao gồm gần như toàn bộ biển Hoa Đông, trong đó có cả vùng biển rất gần với Nhật Bản và Hàn Quốc

Sông Thương

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文