Vai trò quan trọng của ASEAN trong vấn đề Myanmar

07:46 24/04/2021
Ngày 24/4, lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhóm họp trực tiếp tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, để thảo luận về các nỗ lực xây dựng cộng đồng, quan hệ đối ngoại và các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng tại Myanmar.


Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN này được tổ chức theo đề nghị của Quốc vương Brunei, nước đang là Chủ tịch ASEAN, với mong muốn tìm ra một giải pháp giải quyết tình hình tại quốc gia thành viên Myanmar. Do đó, chắc chắn dư luận kỳ vọng có thể đạt được sự thống nhất nội khối trong việc giảm căng thẳng và bạo lực tại Myanmar.

Biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AP

ASEAN vừa là diễn đàn đa phương hàng đầu khu vực, vừa là sợi dây kết nối các quốc gia thành viên, trong đó có Myanmar. Do đó, có thể nói ASEAN có lợi thế trong việc giải quyết khủng hoảng ở Myanmar. Việc hỗ trợ Myanmar tìm ra giải pháp hòa bình quan trọng với ASEAN trong việc đoàn kết nội bộ và củng cố vai trò ASEAN trên trường quốc tế. Indonesia và Malaysia là hai quốc gia đi đầu trong việc đề xuất cuộc họp ASEAN về vấn đề Myanmar.

Từ đầu tháng 2, Thủ tướng Malaysia và Tổng thống Indonesia đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp đặc biệt của ASEAN để thảo luận về tình hình Myanmar. Thậm chí, Ngoại trưởng Indonesia đã thực hiện chuyến thăm tới một số quốc gia ASEAN, nhằm thúc đẩy một phản ứng tốt hơn của khối đối với cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar. Ngoài khuôn khổ ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng đã thiết lập liên lạc với Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh cũng như đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ).

Bên cạnh Indonesia và Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan cũng bày tỏ quan ngại và kêu gọi các bên liên quan đến việc tiếp quản quyền lực ở Myanmar giải quyết các tranh chấp thông qua "cơ chế pháp lý" và "đối thoại hòa bình".

Trước đó, Brunei cũng kêu gọi đối thoại, hòa giải và trở lại các điều kiện bình thường theo mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar. Phát biểu trước báo giới ngày 20/4 vừa qua, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cũng bày tỏ hy vọng Myanmar sẽ cho phép các đại diện của ASEAN tham gia giám sát và hỗ trợ Myanmar trở lại trạng thái bình thường.

Về phía Việt Nam, tại cuộc họp trực tuyến mới đây của Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình Myanmar, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo đảm tính mạng, an ninh, an toàn cho tất cả mọi người và hỗ trợ nhân đạo không bị cản trở cho những người cần được trợ giúp, nhất là các nhóm yếu thế trong xã hội. Đại sứ kêu gọi các bên liên quan ở Myanmar kiềm chế các hành vi bạo lực, tiến hành đối thoại và hòa giải theo ý chí và nguyện vọng của người dân, vì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đại diện Việt Nam cho rằng, cộng đồng quốc tế cần đóng góp một cách xây dựng để giúp Myanmar ngăn chặn bạo lực, thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đối thoại và hòa giải, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar.

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định 55 triệu người dân Myanmar đều là thành viên của Đại gia đình ASEAN và ASEAN luôn sẵn sàng giúp đỡ Myanmar  một cách xây dựng, hòa bình thông qua các cơ chế liên quan. Các thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam đã và đang cùng các bên liên quan ở Myanmar thúc đẩy đối thoại, tạo thuận lợi cho việc tìm giải pháp cho vấn đề này. Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ các nỗ lực và lập trường của ASEAN, mong muốn các cuộc thảo luận ở LHQ về các vấn đề quan trọng liên quan cần có sự tham vấn đầy đủ với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực.

Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nêu bật vai trò quan trọng của ASEAN trong giải quyết vấn đề Myanmar. Ông nhận định tình hình đòi hỏi một phản ứng quốc tế mạnh mẽ dựa trên nỗ lực thống nhất của khu vực, do đó ông kêu gọi các nước ASEAN ngăn chặn tình hình xấu đi và tìm ra giải pháp hòa bình cho vấn đề hiện nay.

Trong khi đó, cựu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng ASEAN nên nhất trí cử phái đoàn cấp cao tới Myanmar nhằm kết nối tất cả các bên liên quan. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN hợp tác với LHQ để giúp đỡ người dân và đất nước Myanmar, đồng thời hối thúc Hội đồng Bảo an LHQ hành động kiên quyết để ngăn chặn nguy cơ tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện Đặc phái viên LHQ về Myanmar Christine Schraner Burgener đang có chuyến thăm tới Jakarta, Indonesia. Mặc dù không tham dự cuộc hợp ngày 24-4, song bà sẽ có các cuộc gặp bên lề với các nhà lãnh đạo ASEAN và thảo luận về tình hình tại Myanmar nhằm tìm kiếm một lộ trình giúp chấm dứt bất ổn tại quốc gia này.

Ngay trước thềm Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN lần này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai và Bộ trưởng (thứ hai) Bộ Ngoại giao Brunei Dato Erywan Pehin Yusof về tình hình Myanmar. Phát biểu tại cuộc điện đàm, ông Vương Nghị đánh giá Hội nghị đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN là rất kịp thời và rất quan trọng. Trung Quốc kỳ vọng cuộc họp phát huy vai trò mang tính xây dựng trong việc hạ nhiệt tình hình ở Myanmar và "phát đi những tín hiệu tích cực".

Bắc Kinh cũng mong muốn hội nghị sẽ "có lợi" cho việc thúc đẩy hòa giải chính trị trong nước ở Myanmar, thể hiện vai trò mang tính xây dựng của ASEAN và tránh sự "can dự không thích đáng" của bên ngoài. Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, ASEAN hiểu rõ tình hình đặc biệt của Myanmar hơn bất kỳ quốc gia và tổ chức khu vực nào, cũng như có điều kiện hơn trong việc tham gia giải quyết vấn đề tại Myanmar một cách xây dựng.

Trung Quốc mong muốn ASEAN hình thành lập trường thống nhất, nói lên tiếng nói chung và "có đủ trí tuệ chính trị và ý chí tập thể" để hỗ trợ Myanmar, bảo vệ hòa bình ổn định ở khu vực cũng như sự đoàn kết hợp tác của ASEAN. Trung Quốc cho rằng, gia tăng sức ép từ bên ngoài không giúp giải quyết các vấn đề nội bộ của Myanmar, mà chỉ khiến tình hình trở nên bất ổn, thậm chí xấu đi, ảnh hưởng và gây mất ổn định cho khu vực.

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế có thái độ khách quan, công bằng và làm nhiều việc hơn nữa để xoa dịu căng thẳng ở Myanmar, trước mắt là ủng hộ ASEAN phát huy vai trò. Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh "trông đợi" Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN sẽ đem đến khởi đầu thuận lợi cho việc "hạ cánh mềm" của tình hình Myanmar, đồng thời cam kết tiếp tục hỗ trợ Brunei hoàn thành trách nhiệm của Chủ tịch luân phiên ASEAN, duy trì liên lạc chặt chẽ với ASEAN và tiếp tục xử lý vấn đề Myanmar "theo cách riêng của mình".

Khổng Hà (tổng hợp)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文