Vì sao Iran sẽ "yêu" T-90 của Nga

15:20 19/01/2016
Trước các thông tin về việc Iran sẽ chọn mua loại xe tăng chủ lực T90 của Nga sau khi các lệnh cấm vận bị dỡ bỏ, nhà báo Nga kiêm nhà phân tích quân sự Alexander Sitnikov đã đưa ra một số nguyên nhân.

Iran sẽ mở hầu bao mua vũ khí ?

Iran có khả năng tiếp cận khoảng 30 tỷ trong tổng số 100 tỷ USD bị phong tỏa ở nước ngoài sau khi các lệnh cấm vận chấm dứt và theo Thống đốc ngân hàng Trung ương Iran Valiollah Seif nước này sẽ sử dụng số tiền đó vào các mục đích thiết yếu. Vậy khả năng thiết yếu đấy là gì?

Trả lời phóng vấn trên tạp chí Svobodnaya Pressa, ông Alexander Sitnikov cho rằng, có thể sẽ được sử dụng vào việc nâng cấp khả năng phòng thủ của nước Cộng hòa Hồi giáo. Ông Sitnikov lấy dẫn chứng là phát biểu của Đại giáo chủ - Lãnh tụ tối của Iran mới đây Ayatollah Khamenei về nhu cầu cấp bách phải nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước.

Nhiều khả năng xe tăng Nga sẽ được Iran chọn lựa.

Đồng quan điểm về tiềm lực quân sự rất yếu của Iran là nhà phân tích của tạp chí quốc phòng danh tiếng IHS Janes Ben Mose. Ví dụ đơn giản nhất là chi tiêu mua sắm quốc phòng của Teheran năm 2015 chỉ là 550 triệu USD còn Saudi Arabia là 7 tỷ USD, UAE là 4 tỷ, Oman là 1 tỷ.

Theo kế hoạch hành động toàn diện (JCPOA) được hình thành sau thỏa thuận hạt nhân tại Vienna Iran không có được phép xây dựng và thử nghiệm tên lửa hay mua vũ khí thông thường từ nước ngoài, tuy nhiên nó lại không cấm Teheran tăng cường khả năng phòng thủ.

Tại một khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh thì việc Iran sẽ "đổ tiền" nhằm nâng cao khả năng quốc phòng của mình khi có cơ hội là hoàn toàn không khó để lý giải.

Lợi thế của xe tăng Nga

Với nhiều vũ khí có thể mua trong đó có xe tăng chủ lực, ông Sitnikov phân tích khả năng Iran mua T-90 dựa trên nhiều lý do.

Gần như chắc chắn là ngay từ khi thỏa thuận hạt nhân của Iran và nhóm P5+1 đạt được nhiều tiến bộ rất nhiều tập đoàn vũ khí của phương Tây đã tìm cách liên hệ với Teheran. Bản thân Iran cũng từng là khách hàng lớn của Phương Tây về vũ khí (giai đoạn trước năm 1979), quân đội của Teheran hiện còn sở hữu nhiều loại vũ khí từ Phương Tây. Vì vậy lợi thế của các hãng Phương Tây là rất lớn tuy nhiên xe tăng Nga vẫn có lợi thế.

Phiên bản T-90 MS sẽ có khách hàng đầu tiên?

Lợi thế đó đến từ thực tế các cuộc xung đột vừa qua. Cuộc chiến tại Ukraina vừa qua cho thấy sức mạnh của những "cỗ máy chiến tranh" do Liên Xô trước đây chế tạo, đặc biệt là nó không quá khó tính trong công tác hậu cần.

Trên chiến trường Syria, chính phủ Assad chỉ còn hơn 300 xe tăng T-72 trong số 700 chiếc họ từng mua từ Liên Xô trước đây nhưng có thể thấy dù được bảo dưỡng nghèo nàn nó vẫn phát huy đước sức mạnh trong cuộc chiến đặc biệt là khi hoạt động trong đô thị. Từ một đoạn clip được phát tán trên mạng cho thấy một chiếc T-72 của Syria vẫn sống sót dù "ăn" cả 6 phát đạn chống tăng RPG.

Xe tăng T-90 được phát triển từ T-72 nên nó gần như kế thừa hoàn toàn các ưu điểm đồng thời với một loại công nghệ mới được trang bị siêu tăng Nga sẽ có ưu thế cực lớn trên chiến trường.

Ngoài xe tăng, Iran còn thèm muốn nhiều vũ khí tối tân khác từ Nga.

Ngoài ra một ưu thế khá của T-90 nói riêng và vũ khí Nga nói chung đó là mức giá. Quân đội Iraq có ý định mua 170 xe tăng M1A1 từ Mỹ nhằm thay thế số đã mất trong cuộc chiến với IS (Iraq đã mất 100 chiế M1A1 trong tổng số 140 chiếc họ có), với mức giá ước tính khoảng 2,4 tỉ USD tương đương giá của .... 1.000 chiếc T-90 Ấn Độ mua

Tất cả những yếu tố trên cho thấy Iran nếu mua xe tăng mới thì T-90 sẽ là một ứng viên sáng giá. Ngoài ra nếu Teheran chọn T-90 thì họ sẽ có cơ hội mua tiếp hàng loạt vũ khí tối tân từ Nga khác như tên lửa S-400, máy bay chiến đấu Su-35…

Siêu tăng T-90MS của Nga:


Bình Nguyễn

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文