Vụ cháy tàu ngầm hạt nhân ở Nga: Không bị rò rỉ chất phóng xạ

13:48 31/12/2011
Tin từ Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga ngày 30/12 cho biết, sau khi dập tắt được ngọn lửa bốc cao tới 10m từ cảng Roslyakovo ở vùng Murmansk, phía Tây Bắc Nga, nơi một trong những tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Nga đang được sửa chữa tối 29/12, các cơ quan chức năng của Nga đã vào cuộc, kiểm tra, kiểm soát và kết luận: đám cháy tuy lớn nhưng không gây ra rò rỉ chất phóng xạ.

Ngọn lửa bốc cao tới 10m từ cảng Roslyakovo ở vùng Murmansk, phía Tây Bắc Nga, nơi một trong những tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Nga đang được sửa chữa tối 29/12 khiến người dân địa phương sợ hãi. Sau nhiều tiếng đồng hồ, với sự hỗ trợ của 11 xe cứu hỏa, xuồng cứu hỏa của hải quân và trực thăng, đám cháy đã được dập tắt, nhưng hư hại trong tàu ngầm hạt nhân Yekaterinburg có trọng tải 18.200 tấn một lần nữa là hồi chuông cảnh báo về sự an toàn năng lượng hạt nhân.

Tin từ Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga ngày 30/12 cho biết, sau khi đám cháy được dập tắt, các cơ quan chức năng của Nga đã vào cuộc, kiểm tra, kiểm soát và kết luận: đám cháy tuy lớn nhưng không gây ra rò rỉ chất phóng xạ. Các vũ khí thông thường cũng như tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đều được tháo dỡ trước khi tàu vào cảng sửa chữa. Hai lò phản ứng hạt nhân trên tàu cũng được tắt từ trước khi đám cháy xảy ra. Vào đêm 29/12, dù có một số công nhân nghỉ lại trên tàu, nhưng rất may không có người nào chết hay bị thương trong sự cố này.

Phát biểu trên truyền hình, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, theo kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân dẫn đến vụ hỏa hoạn là do bất cẩn của một số thợ khi tiến hành sửa chữa tàu ngầm hạt nhân Yekaterinburg. Đám cháy làm hư hại đáng kể vỏ tàu, song nhờ ngăn chặn kịp thời không để lan vào bên trong, nên khả năng xảy ra hiện tượng rò rỉ phóng xạ từ những đầu đạn hạt nhân trên con tàu này đã được loại trừ. Hơn nữa, vào thời điểm vụ việc xảy ra, con tàu Yekaterinburg đang được sửa chữa và theo luật định, trước khi được đưa vào xưởng, người ta đã tháo dỡ các vũ khí được lắp đặt trên 16 bệ phóng tên lửa đạn đạo cũng như ngư lôi của tàu.

Tàu ngầm hạt nhân Yekaterinburg trước khi gặp tai nạn hỏa hoạn.

Ông Igor Konashenkov còn cho biết thêm, các chuyên gia hạt nhân đã tiến hành kiểm tra và xác nhận tình trạng ổn định, không có bất thường gì xảy ra đối với hai lò phản ứng hạt nhân trên tàu Yekaterinburg. Phó Thủ tướng Nga phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng Dmitry Rogozin đã ngay lập tức cử các quan chức chính phủ từ Moskva tới Murmansk để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn. Hiện các công tố viên quân sự Nga đã trực tiếp điều tra vụ việc và sẽ đưa ra kết luận trong thời gian sớm nhất.

Với độ dài gần 170m, con tàu thuộc lớp Delta IV này thuộc biên chế quân đội của Liên Xô (cũ) từ năm 1985 và đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng hải quân Nga. Tàu ngầm hạt nhân Yekaterinburg có trọng tải gần 18.200 tấn, mang 16 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa mang bốn đầu đạn. Hàng năm, tàu Yekaterinburg được đưa vào tham gia các cuộc diễn tập bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của hải quân Nga. Hồi tháng 7 vừa qua, tàu này cũng đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo từ vùng biển Barents.

Theo lời kể của một số nhân chứng, khi xảy ra đám cháy, cột khói bốc lên từ tàu Yekaterinburg phải cao tới 10m. 11 xe cứu hỏa và 1 xuồng cứu hỏa của hải quân đã được huy động để dập tắt đám cháy. Ngoài ra, hải quân Nga còn điều cả trực thăng đổ thẳng nước từ trên xuống.

Hãng thông tấn Ria Novosti dẫn nguồn tin từ xưởng đóng tàu tại cảng Roslyakovo cho hay, hải quân Nga đã phải cho tàu lặn xuống nước, chỉ nhô phần tháp tàu lên khỏi mặt nước để công việc chữa cháy được thực hiện nhanh hơn. Và dù không bị hư hại bên trong, nhưng theo các chuyên gia quân sự Nga, cũng phải mất gần 1 năm, việc sửa chữa mới hoàn thiện và con tàu Yekaterinburg mới có thể trở lại biển.

Được biết, tàu ngầm trước nay vẫn được coi là một trong những vũ khí đặc sắc nhất của quân đội Nga. Tuy nhiên, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra gây những tổn thất lớn về người khiến người ta phải quan ngại. Gần đây nhất, vào năm 2006, hỏa hoạn đã xảy ra ở tàu ngầm lớp Viktor-3 Daniil Moskovsky thuộc Hạm đội Biển Bắc của Nga, làm hai thủy thủ thiệt mạng. Sự cố xảy ra khi chiếc tàu ngầm đang neo đậu ngoài khơi phía bắc bán đảo Rybachiy, gần biên giới với Phần Lan. Hai năm sau đó, hệ thống cứu hỏa trên chiếc tàu ngầm hạt nhân mới thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cũng tình cờ bị kích hoạt khi tàu đang chạy thử tại biển Nhật Bản, làm xì khí freon khiến 20 người chết, 21 người khác bị thương

Huyền Chi

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文