Bàn đạp chiến lược trong mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ

05:35 22/06/2023

Bước ngoặt trong mối quan hệ Mỹ - Ấn hay bàn đạp thực sự của mối quan hệ Mỹ - Ấn là những cụm từ mà giới chuyên gia và dư luận quốc tế sử dụng để miêu tả chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ từ ngày 21-23/6.

Theo các nguồn thạo tin, chuyến thăm sẽ giúp New Delhi tiếp cận các công nghệ quan trọng mà Washington hiếm khi chia sẻ với các nước không phải đồng minh, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa hai bên, vốn được Tổng thống Joe Biden gọi là cặp đối tác "định hình thế kỷ XXI".

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp song phương với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ tại Tokyo, Nhật Bản, tháng 5/2022. Nguồn: AP.

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chính thức có chuyến công du tới Mỹ, mở đầu bằng một hoạt động tại New York - nơi Thủ tướng Modi chủ trì lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 21/6.

Theo chương trình nghị sự, ngoài lễ đón và yến tiệc tại Nhà Trắng, Thủ tướng Modi dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng trong ngày 22/6 trước lưỡng viện quốc hội Mỹ - đây thường là vinh dự của các đồng minh gần gũi với Washington. Rõ ràng, điều này thể hiện rằng Mỹ dành sự coi trọng đặc biệt tới ông Modi nói riêng và quan hệ với Ấn Độ nói chung. Ngày 23/6, ông Modi sẽ có các cuộc gặp với Phó Tổng thống Kalama Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken.

Trong một tuyên bố trước khi lên máy bay tới Mỹ, ông Modi nhấn mạnh: "Lời mời thăm đặc biệt này phản ánh sức sống của mối quan hệ đối tác Mỹ - Ấn, với sự gắn kết ngày càng sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực. Hai nước đang cùng hợp tác để thúc đẩy tầm nhìn chung về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và toàn diện.

Các cuộc thảo luận sắp tới của tôi và Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như các lãnh đạo cấp cao Mỹ khác sẽ tạo đà tăng cường hợp tác hai bên trên hầu hết các phương diện, dựa vào các giá trị chung về dân chủ, đa dạng và tự do. Khi cùng nhau phối hợp, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết các vấn đề chung toàn cầu".

Tờ Wall Street Journal nhận định chuyến thăm này của ông Modi đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ song phương giữa hai nước, với quốc phòng và công nghệ cao là điểm nhấn. Được biết, một tuần trước chuyến thăm, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tới Ấn Độ nhằm trao đổi với chính quyền Thủ tướng Modi các vấn đề liên quan, khẳng định rằng nhiều rào cản thương mại quốc phòng và công nghệ cao giữa hai bên sẽ được loại bỏ, giúp giải phóng khả năng nghiên cứu của các chuyên gia quốc phòng Mỹ và Ấn Độ.

Một số nguồn thạo tin tiết lộ, nhằm tiến tới hiện đại hoá quân đội, Ấn Độ có thể trở thành bạn hàng lớn nhất thế giới của Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng. Ước tính, quan hệ thương mại quốc phòng giữa hai bên trong tương lai có khả năng vượt 25 tỉ USD.

Bước đầu, theo nguồn tin của Reuters, Ấn Độ đang tiến gần đến việc mua 31 máy bay không người lái được trang bị vũ khí do Mỹ sản xuất trị giá từ 2 - 3 tỉ USD, nhằm tăng cường giám sát biên giới và cải thiện các hoạt động tình báo chống khủng bố. Chính quyền Mỹ tin rằng đây là một lộ trình tham vọng cho sự hợp tác sâu sắc giữa hai bên trong lĩnh vực quốc phòng.

Về phía Ấn Độ, các thoả thuận thành công với Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh cứng của đất nước, biến nước này thành trung tâm của sự đổi mới. Ely Ratner, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho rằng, chuyến thăm này của Thủ tướng Modi như một bàn đạp thực sự cho mối quan hệ Mỹ - Ấn, vì nó liên quan đến các vấn đề quốc phòng nói riêng và một Ấn Độ mạnh mẽ hơn có thể bảo vệ lợi ích của chính mình có thể đóng góp cho an ninh khu vực.

Liên quan đến các hợp tác công nghệ, theo một số nguồn tin nội bộ, CEO Apple Tim Cook, CEO Google Sundar Pichai, CEO Microsoft Satya Nadella và CEO FedEx Raj Subramaniam có tên trong danh sách tham dự buổi yến tiệc tại Nhà Trắng để chào đón ông Modi và phái đoàn cấp cao Ấn Độ.

Đánh giá về sự kiện, ông Frank Wisner, cựu Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, cho biết đây sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp công nghệ của Mỹ tăng cường hợp tác với phía Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn leo thang.

Trong ngày 23/6, Thủ tướng Modi sẽ có một cuộc gặp mặt riêng với giới lãnh đạo công nghệ Mỹ, nhằm thảo luận sâu hơn về việc hợp tác chuyển giao công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, không gian mạng và công nghệ vũ trụ.

Trước đó, hôm 20/6, ông Modi đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hãng truyền thông CNBC của Mỹ nhận định, Trung Quốc cũng sẽ là một trong những nội dung quan trọng khác thuộc chương trình nghị sự giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Biden.

Được biết, sau chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Modi sẽ tới Cairo, thực hiện chuyến thăm Ai Cập từ ngày 24-25/6. Chuyến thăm được tiến hành theo lời mời chính thức được Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi đưa ra hồi đầu năm khi ông vinh dự là "khách mời chính" trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Modi tới Ai Cập.

Ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Fattah El-Sisi, Thủ tướng Modi sẽ tiếp xúc với các quan chức cấp cao của Chính phủ Ai Cập, một số nhân vật nổi tiếng của Ai Cập, cũng như cộng đồng Ấn Độ tại Ai Cập. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Fattah El-Sisi vào tháng 1, hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên "Đối tác chiến lược".

Kim Khánh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文