ICC điều tra tội ác chiến tranh ở miền Đông Ukraine

08:17 10/09/2015
Trong một động thái được cho là để làm rõ những cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở miền Đông, chính quyền Kiev hôm 8/9 đã đồng ý cho phép đoàn điều tra viên của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đến khu vực này.

Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (UNHCR), từ khi bùng phát chiến sự giữa quân đội chính phủ và lực lượng chống đối ở miền Đông hồi tháng 4 năm ngoái, gần 8.000 người đã thiệt mạng.

Theo tin từ hãng AP, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin đã gửi một bức thư tới ICC tại The Hague, trong đó khẳng định Ukraine chấp thuận quyền xét xử của tòa nhằm xác định, khởi tố và xét xử những kẻ phạm tội hay đồng lõa đã gây ra các tội ác trên lãnh thổ Ukraine từ ngày 20/2/2014. 

Được biết, Ukraine không phải thành viên của ICC. Tuy nhiên, nước này vẫn có thể công nhận quyền tài phán của tòa này trên cơ sở từng trường hợp một, đối với những tội ác diễn ra trong một khung thời gian cụ thể. 

Hồi năm ngoái, chính quyền Kiev đã công nhận quyền tài phán của ICC đối với những tội ác diễn ra từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 2/2014, tức là khoảng thời gian khi các cuộc biểu tình nổ ra tại Kiev đến khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. 

Còn về cuộc điều tra này, trong một lần trả lời phỏng vấn hồi tháng 4, ông Pavel Klimkin tiết lộ rằng ông đã có cuộc gặp gỡ với người đứng đầu ICC và công tố viên của tòa án này. Mục đích là Ukraine muốn ICC điều tra về vụ tấn công của lực lượng chống đối hồi tháng 1 vào thành phố cảng chiến lược Mariupol ở miền Đông Ukraine làm 30 người thiệt mạng và 100 người bị thương. Đồng thời, khi đó, chính quyền Kiev còn tính đến cả khả năng đưa ra một trường hợp chống lại Nga trong vấn đề Crimea tại tòa án công lý quốc tế - tòa án tối cao của Liên Hợp Quốc nhằm phân xử các tranh chấp lãnh thổ ở The Hague, Hà Lan.

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho biết, gần 8.000 người thiệt mạng và 17.820 người bị thương trong các cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Reuters.

Hiện lực lượng chống đối Ukraine và các thành viên còn lại trong nhóm “Bộ tứ Normandy” gồm Nga, Pháp, Đức vẫn chưa đưa ra bình luận nào về thông tin này. Tuy nhiên, theo tờ The New York Times, từ hồi cuối tháng 5, tổ chức Ân xá quốc tế (AI) đã không ít lần lên tiếng cáo buộc cả quân đội Ukraine và lực lượng ly khai phạm tội ác chiến tranh như tra tấn và hành quyết tù nhân ở miền Đông.

Báo cáo của AI còn mô tả rằng, châu Âu đang phải chứng kiến cuộc xung đột tàn bạo nhất kể từ các cuộc khủng hoảng vùng Balkan thời thập niên 1990.

Đưa ra bằng chứng về cuộc phỏng vấn của 33 tù nhân ở hai phe kể lại những hành động tra tấn, chuyên gia Al John Dalhuisen của AI nhấn mạnh: “Các cựu tù nhân cả hai bên mô tả thảm cảnh bị đánh đập đến gãy xương, bị tra tấn bằng điện, bị đánh đập, bị dao đâm, bị treo lên trần nhà, bị ép phải thức trắng nhiều ngày, không được chăm sóc y tế”. 

Chưa hết, lực lượng chống đối ở Ukraine và quân đội chính phủ còn bị cáo buộc thường xuyên nã pháo vào các khu vực dân cư… AI cũng khẳng định rằng, việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của lực lượng chống đối và quân đội chính phủ là điều không thể chấp nhận được.

Trên thực tế, trong 7 tháng của năm 2015, mặc dù đã có thỏa thuận ngừng bắn Minsk (ký kết hồi tháng 2) nhưng khu vực miền Đông ở Ukraine vẫn không ngơi tiếng súng. Cả quân đội chính phủ và lực lượng chống đối đều cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Xung đột và bạo lực gia tăng đã khiến nhóm tiếp xúc gồm Nga, Ukraine và tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) nhóm họp khẩn ở thủ đô Minsk của Belarus ngày 9/9. 

Một trong những vấn đề cơ bản của thỏa thuận lần này là về các văn kiện quy định rút vũ khí cỡ nòng dưới 100mm ở vùng Donbass. Báo cáo mới nhất của các quan sát viên Liên Hợp Quốc tại Ukraine thì khẳng định, có gần 8.000 người thiệt mạng và 17.820 người bị thương trong các cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Nga điều tra Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk

Người đứng đầu Ủy ban điều tra Nga Aleksandr Bastrykin hôm 8-9 cho biết, Nga đang tiến hành cuộc điều tra nhằm vào đương kim Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk với cáo buộc phạm tội ác chống lại quân đội Nga trong cuộc chiến chống khủng bố Tresnia những năm 1990.

Theo tin hãng Rferl, ông từng là luật sư, nhân viên ngân hàng và nhà kinh tế học trước khi trở thành Thủ tướng Ukraine hồi năm ngoái. Tiểu sử chính thức của ông cũng không có dòng nào nói về thời gian trong quân ngũ. Tuy nhiên, bằng chứng mà Ủy ban điều tra thu thập được lại cho thấy, ông Arseniy Yatsenyuk đã tham gia ít nhất 2 cuộc đụng độ vũ trang ở thủ phủ Grozny của Chechnya: trên quảng trường Minutka ngày 31/12/1994 và gần bệnh viện số 9 vào tháng 2 năm 1995. Ông Arseniy Yatsenyuk cũng tham gia tra tấn và hành quyết các quân nhân Nga ở quận Oktyabrsky của Grozny vào ngày 7/1/1995. 

Thậm chí, ông Arseniy Yatsenyuk và những người tham gia tích cực khác trong phong trào UNA-UNSO (Hội đồng quốc gia Ukraina - Tự vệ nhân dân Ukraina) còn nhận được giải thưởng danh dự quốc gia do thủ lĩnh lực lượng phiến quân Tresnia Dzhokhar Dudayev lập ra vì đã đã tiêu diệt các binh sĩ Nga. Được biết, thời điểm mà Aleksandr Bastrykin đưa ra về việc Thủ tướng Ukraine gia nhập lực lượng phiến quân Tresnia là lúc mà ông Arseniy Yatsenyuk đang theo học tại thành phố Chernivtsi, phía Tây Ukraine, gần biên giới Romania.

Khánh Chi

Phan Hiển

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文