Mỹ tiếp tục “tung đòn” nhằm vào Trung Quốc

07:06 13/09/2021

Giới chức cấp cao Mỹ đang thảo luận về khả năng mở một cuộc điều tra về hành vi trợ cấp doanh nghiệp từ Chính phủ Trung Quốc, một động thái có thể làm leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại vốn đã nóng giữa hai bên. Thảo luận trong nội bộ có thể sẽ dẫn đến bước cuối cùng là áp thuế trừng phạt mới đối với hàng hòa nhập khẩu từ Trung Quốc, dù biện pháp này được cho là còn xa.

 

Ít có khả năng nới lỏng biện pháp gây sức ép về kinh tế

Kế hoạch này xuất hiện tại thời điểm Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đang dần hoàn tất tiến trình rà soát chính sách thương mại với Trung Quốc, vốn kéo dài trong nhiều tháng và bị nhiều lãnh đạo cộng đồng doanh nghiệp Mỹ lên tiếng phản đối vì không sớm đề ra biện pháp xử lý ổn thỏa điểm nghẽn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Động thái lần này của Mỹ có thể làm leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại vốn đã nóng giữa nước này và Trung Quốc.

Đại diện thương mại Katherine Tai đã có các cuộc tham vấn với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, bàn về khả năng mở cuộc điều tra Trung Quốc trợ cấp cho các công ty trong nước, theo Điều 301, Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974. Đây cũng chính là khung điều luật được chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump sử dụng để áp thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu đối từ Trung Quốc trị giá 360 tỉ USD.

Nhà Trắng cũng đang tìm cách huy động thêm các đối tác, đồng minh như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản cùng nhiều nước ở châu Á; đồng thời tìm kiếm sự hậu thuẫn tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề trợ cấp. Dự kiến vấn đề trợ cấp sẽ được Mỹ đưa ra sau các cuộc đàm phán tới đây về thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, vốn sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay.

Giới chức Mỹ, Trung Quốc đã mở các cuộc thảo luận về việc Bắc Kinh chưa đáp ứng, tuân thủ cam kết mua hàng. Hai bên vẫn chưa đạt được đồng thuận về cách thức xử lý trong bối cảnh thiếu vắng hẳn can dự cấp cao.

Trong đợt rà soát này, USTR đi đến kết luận về buộc Trung Quốc thực thi cam kết mua hàng Mỹ theo đúng thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được đàm phán và ký kết dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Theo thỏa thuận, Washington đồng ý cắt giảm một số dòng thuế, đổi lại Bắc Kinh cam kết tăng thêm 200 tỉ USD nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong 2 năm 2020 và 2021, với mốc so sánh là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ của Trung Quốc trong năm 2017. Riêng với năm 2020, theo đúng thỏa thuận đề ra, Bắc Kinh phải tăng lượng hàng hóa mua thêm từ Mỹ ít nhất là trên 63,9 tỉ USD so với ngưỡng của năm 2017.

Nhưng trên thực tế, Trung Quốc hụt 40% so với cam kết trong năm 2020 và hiện hụt 30% sản lượng mua hàng cho năm 2021 tính đến thời điểm này - theo thống kê của chuyên gia kinh tế Chad Brown tới từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ). Nguồn thạo tin cho biết trong tiến trình rà soát, USTR cũng không có kế hoạch giảm, dỡ bỏ toàn diện thuế trừng phạt đang được áp dụng với hơn 50% lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thay vào đó, USTR đi sâu vào đánh giá dòng thuế nào đang gây hại cho nền kinh tế Mỹ, cản trở cho các cấu thành trong nghị trình kinh tế của Tổng thống Joe Biden, nhất là kế hoạch đầu tư hàng trăm tỉ USD cho phát triển hạ tầng. Sẽ có một số sản phẩm từ Trung Quốc được giảm thuế, một số ít được đưa sang diện miễn trừ.

Sau khi lên nhậm chức vào đầu năm nay, ông Joe Biden vẫn giữ nguyên các sắc thuế trừng phạt chống Trung Quốc, bất chấp việc nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Mỹ lên tiếng đòi cắt giảm hoặc loại bỏ thuế trừng phạt.

Quyết định mở cuộc điều tra mới nếu được thực hiện sẽ cho thấy Mỹ dưới thời ông Joe Biden ít có khả năng nới lỏng biện pháp gây sức ép với Bắc Kinh về kinh tế, thương mại. Mỹ luôn cáo buộc Trung Quốc trợ cấp công nghiệp tràn lan cho các công ty trong nước, tạo ra tình trạng cạnh tranh không công bằng.

Nhưng việc xử lý điểm nghẽn này không đơn giản. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thất bại khi không ép Trung Quốc cắt giảm, từ bỏ trợ cấp và đành phải chấp nhận phải loại chủ đề này ra khỏi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, chuyển sang thỏa thuận giai đoạn 2 – một tiến trình hiện vẫn chưa được khởi động.

Sự hi vọng của doanh nghiệp Mỹ

Hơn 75% doanh nghiệp nằm trong diện khảo sát cho biết các biện pháp áp thuế trừng phạt trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc kỳ vọng sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm nay. Điều họ mong đợi nhất tại cuộc gặp lần này chính là việc nới lỏng rào cản thương mại từng được dựng lên dưới thời ông Donald Trump.

Theo kết quả khảo sát được Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại Trung Quốc công bố ngày 10/9, có hơn 60% các công ty cho rằng cần khôi phục lại dịch vụ visa cho doanh nhân và người thân trong gia đình. 47% muốn dỡ bỏ thuế trừng phạt, trong đó có hơn 2/3 công ty phàn nàn hoạt động bị ảnh hưởng từ việc áp thuế trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Khảo sát được thực hiện trong tháng trước, với đối tượng là 125 công ty đang có dự án sản xuất, kinh doanh tại Trung Quốc. Đa phần đại diện các công ty đều cho rằng điều trước tiên cần làm là giảm căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, vốn leo thang mạnh trong 4 năm cầm quyền của ông Donald Trump và chưa có dấu hiệu lắng dịu khi ông Joe Biden lên nắm quyền tại Nhà Trắng.

54% số công ty được hỏi cho biết họ ủng hộ việc bình thường hoá kênh thông tin giữa chính phủ với chính phủ để xây dựng lại quan hệ Mỹ-Trung, 38% bày tỏ mong muốn sẽ có cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm 2021.

Theo ông Greg Gilligan, Chủ tịch Amcham tại Bắc Kinh, "hố sâu" ngăn cách giữa hai nước đã bị kéo rộng ra trong năm vừa qua. Nếu như hai nhà lãnh đạo tiếp xúc, trao đổi và thúc đẩy tiến trình giao thiệp, điều đó sẽ mang lại kết quả tích cực.

Ở thời điểm hiện tại, triển vọng về một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình vẫn chưa rõ ràng, dù hai nhà lãnh đạo vừa có cuộc điện đàm trong tối ngày 9/9. Chủ tịch Trung Quốc chưa có bất kỳ chuyến công du nước ngoài trong hơn 600 ngày qua, trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn duy trì các quy định nghiêm ngặt về kiểm soát COVID-19.

Điều này hủy hoại kỳ vọng về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề phiên hợp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York trong tháng 9 hay Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 trong tháng 10 ở Rome, Italy. Nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh và châu Âu cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thời điểm hiện nay vẫn chưa xác nhận sẽ tham dự hội nghị G20.

Các cuộc đàm phán cấp cao giữa đặc phái viên hàng đầu của Mỹ như Ngoại trưởng Antony Blinken hay trước đó là ông John Kerry với các đối tác Trung Quốc chưa mang lại kết quả tích cực, hai bên còn nhiều bất đồng. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen – người từng công khai bày tỏ hoài nghi về hiệu quả của đòn trừng phạt thuế mà ông Donald Trump dựng lên, dự kiến sẽ có chuyến thăm Trung Quốc trong thời gia tới.

Bất chấp đòn trừng phạt thuế trả đũa lẫn nhau cũng như tác động của đại dịch COVID-19, thương mại Mỹ-Trung vẫn có được mức tăng trưởng ấn tượng và là điểm sáng hiếm hoi trong quan hệ song phương. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc trong 7 tháng năm 2021 tăng 40% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ tăng 50,4%, xuất khẩu sang Mỹ tăng 36,9%.

PV (tổng hợp)

Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội ngày 13/11 cho biết đã triệt phá thành công băng nhóm hoạt động mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn và tàng trữ vũ khí quân dụng. Vật chứng cơ quan Công an thu giữ trong vụ án là gần 2 bánh heroin có trọng lượng 595,455 gram; 594,29 gram ma tuý tổng hợp các loại; 2 quả lựu đạn; 3 cân điện tử cùng một số đồ vật, tài sản khác có liên quan.

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao gia tăng, mạo danh cơ quan Nhà nước để lừa đảo qua điện thoại khiến nhiều người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chỉ đạo triển khai giải pháp định danh cuộc gọi, giúp người dân nhận diện các cuộc gọi chính thức từ các cơ quan Nhà nước, từ đó giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định về công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến quốc lộ 4, quốc lộ 4C, quốc lộ 279, quốc lộ 280 và đường Cột cờ Quốc gia Lũng Cú do mưa, lũ gây ra tại tỉnh Hà Giang từ ngày 1/9 đến ngày 31/10.

Ngày 13/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đã lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển ô tô Land Cruiser có hành vi dán băng dính che biển số đi trên cao tốc.

Các tỉnh thành tại miền Bắc nền nhiệt ban ngày được dự báo ở ngưỡng 29 - 32 độ C, trời nắng hanh khô tuy nhiên về đêm và sáng sớm lạnh trở lại. Bão số 8 trên biển Đông có xu hướng yếu đi.

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文