Quan hệ Quân đội Mỹ và Trung Quốc chính thức “tan băng”

06:07 23/12/2023

Điều này diễn ra sau cuộc điện đàm hôm 21/12 (giờ địa phương) giữa Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Charles Q. Brown và Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp, Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Lưu Chấn Lập. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nối lại các liên lạc quân sự giữa hai nước. Các liên lạc này bị cắt đứt sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) tháng 8/2022.

Người phát ngôn Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Jereal Dorsey cho biết, đây là lần đầu tiên hai quan chức cấp cao nói chuyện kể từ khi ông Charles Q. Brown được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 11/2023 tại San Francisco. Ảnh: Reuters

“Tướng Brown đã thảo luận về tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau nhằm quản lý việc cạnh tranh một cách có trách nhiệm, tránh những tính toán sai lầm và duy trì đường dây liên lạc cởi mở, trực tiếp. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng việc Quân đội Trung Quốc tham gia đối thoại thực chất để giảm khả năng hiểu lầm”, người phát ngôn Jereal Dorsey nêu rõ. Về phía Trung Quốc, trong cuộc điện đàm, ông Lưu Chấn Lập cho biết, chìa khóa để phát triển mối quan hệ quân sự lành mạnh, ổn định và bền vững là Washington phải có hiểu biết đúng đắn về Bắc Kinh. “Tiền đề là Mỹ nên tôn trọng lợi ích cốt lõi và mối quan tâm của Trung Quốc, đồng thời, tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác thực tế và tăng cường hiểu biết lẫn nhau”, người phát ngôn của Tướng Lưu Chân Lập được dẫn trong một thông cáo do Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố cùng ngày.

Một trong số các vấn đề được thảo luận trong cuộc điện đàm giữa hai vị tướng hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là mở đường dây liên lạc giữa Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ và Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông và miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Các chuyên gia đánh giá, cuộc điện đàm là bước đi quan trọng đầu tiên. Họ nói rằng, đây là những cuộc thảo luận mà Mỹ cần có với Trung Quốc để tránh những hiểu lầm hoặc tính toán sai lầm khi quân đội hai nước tương tác. Theo đó, Mỹ đang đàm phán với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau để thực hiện một loạt cuộc gọi và cuộc gặp trong những tuần và tháng tới, bao gồm kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán phối hợp chính sách quốc phòng song phương vào đầu năm tới và khả năng nối lại các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Tham vấn Hàng hải Quân sự Trung-Mỹ vào mùa xuân tới. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Pat Ryder nhận định về cuộc điện đàm trên: “Khi chúng ta có hai đội quân lớn, việc chúng ta duy trì đường dây liên lạc cởi mở nhằm ngăn các tính toán sai lệch là bắt buộc”.

Việc lãnh đạo quân đội hai nước nối lại liên lạc là phấn tiếp nối từ kết của cuộc Hội nghị Thượng đỉnh Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra hồi tháng trước tại San Francisco (Mỹ) khi khôi phục liên lạc là một trong những ưu tiên mà hai nhà lãnh đạo thảo luận. Vào thời điểm đó, người đứng đầu Nhà Trắng nói: “Trách nhiệm của tôi là làm cho điều này trở nên hợp lý và dễ kiểm soát để không dẫn đến xung đột. Đó là tất cả những gì mà tôi hướng tới”. Sau sự kiện này, Lầu Năm Góc cho biết trong tháng 12 này, Văn phòng chính sách của Mỹ đang phối hợp tích cực với Bắc Kinh để thiết lập liên lạc. Trước đó, hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc trò chuyện ngắn với người đồng cấp Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Lý Thượng Phúc tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Sau khi ông Lý Thượng Phúc bị bãi nhiệm, Trung Quốc vẫn chưa bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng mới. Tuần trước, khi được hỏi liệu Trung Quốc có đề xuất người đối thoại với Bộ ông Lloyd Austin hay không, người phát ngôn Pat Ryder nói rằng, Washington đang tìm cách liên hệ.

Sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden hồi tháng trước, đã có một số dấu hiệu dịu bớt trong quan hệ giữa hai nước. Trong thế giới đầy biến động này, việc cải thiện quan hệ Mỹ-Trung sẽ làm giảm khả năng xảy ra xung đột giữa hai bên, đây là một diễn biến tích cực cho cộng đồng quốc tế. Từ góc độ sức mạnh kinh tế, quan hệ Mỹ-Trung chắc chắn là mối quan hệ song phương có ảnh hưởng nhất trên toàn thế giới. Sự phát triển trong tương lai của mối quan hệ này có thể là biến số quan trọng nhất tác động đến thế giới. Bên cạnh những triển vọng, vẫn có nhiều lĩnh vực trong quan hệ song phương không thay đổi. Những lĩnh vực không thay đổi này có thể thể hiện tốt hơn bản chất của mối quan hệ Mỹ-Trung.

Thứ nhất, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong chiến lược quốc phòng cuối năm 2017, Mỹ xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược lâu dài. Một loạt điều chỉnh trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là động lực cơ bản đằng sau những thay đổi đáng kể trong quan hệ Mỹ-Trung. Chiến lược này xác định nhiều khía cạnh của mối quan hệ và bản chất cơ bản của nó. Trong vài thập kỷ, Mỹ khó có thể điều chỉnh đáng kể chiến lược này. Thứ hai là chiến lược “sân nhỏ, tường cao” (“small yard, high wall”) mà Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi. Mặc dù là một nền kinh tế định hướng thị trường và từ lâu đã ủng hộ thị trường tự do, Mỹ đặt mục tiêu kiềm chế Trung Quốc để phục vụ chiến lược cạnh tranh cường quốc. Do lo ngại về an ninh quốc gia và để ngăn chặn việc xuất khẩu thêm công nghệ sang Trung Quốc, Mỹ đã nghĩ ra chiến lược “sân nhỏ, tường cao” nhằm phân định một loạt khu vực hạn chế trong “sân nhỏ” bao gồm kiến thức chuyên sâu và công nghệ cao như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, y sinh, v.v. “Tường cao” áp đặt các hạn chế đối với Trung Quốc ở cấp độ công nghệ, sản phẩm, thiết bị và kiến thức. Khái niệm này cũng đã mở rộng trên toàn cầu thông qua các liên minh của Mỹ. Ví dụ, Mỹ cùng với Hà Lan và Nhật Bản hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.

Tiếp theo, chiến lược và cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) sẽ không thay đổi. Vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và Mỹ đã liên tục sử dụng vấn đề này như một đòn bẩy và công cụ địa chính trị quan trọng để gây ảnh hưởng đến Trung Quốc. Do đó, vấn đề như vậy sẽ tiếp tục là điểm xung đột quan trọng giữa hai quốc gia, đóng vai trò là quân bài chiến lược của Mỹ. Thứ tư, những nỗ lực chung của Mỹ và các đồng minh nhằm áp đặt các hạn chế đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi. Trong cuộc gặp ở San Francisco, Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ không có ý định cùng đồng minh hình thành vòng vây chống Trung Quốc. Tuy nhiên, thật khó để một tuyên bố như vậy được tuân thủ trên thực tế. Bởi, để Mỹ “kiềm chế” đối thủ chiến lược lâu dài là Trung Quốc, chắc chắn Mỹ sẽ thực hiện chiến lược “bao vây” kéo dài. Tuy nhiên, các nước đồng minh của Mỹ sẽ xác định thái độ và chính sách của họ đối với Trung Quốc dựa trên lợi ích quốc gia của chính họ.

Tóm lại, một chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc trong việc định hướng mối quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai bao gồm việc kiên định tuân thủ các nguyên tắc cải cách và mở cửa, đảm bảo tiếp tục cởi mở với cộng đồng toàn cầu. Độ mở lớn hơn có nghĩa là môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc thực hiện cải cách toàn diện theo định hướng thị trường cũng rất quan trọng. Những hành động này có thể giảm thiểu tác động của chiến lược ngăn chặn của Mỹ và giảm bớt những hạn chế do những nỗ lực đó áp đặt.

Khổng Hà (tổng hợp)

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文