Thông điệp đằng sau cuộc gặp trực tuyến Nga – Mỹ

07:02 09/12/2021

Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ đồng hồ giữa Tổng thống Nga và Mỹ mới đây mặc dù kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào, đặc biệt là liên quan đến điểm nóng Ukraine. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá đây là bước đệm cần thiết để hai bên hạ nhiệt căng thẳng.

Rạng sáng 8/12 (theo giờ Hà Nội), Nga và Mỹ ra thông cáo báo chí sau cuộc gặp trực tuyến giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận hàng loạt vấn đề "nóng" cùng quan tâm.

Theo đó, hai bên đã trao đổi thẳng thắn lập trường về một loạt vấn đề nhạy cảm như tình hình tại Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông đồng thời tăng cường triển khai lực lượng và vũ khí sát biên giới Nga, dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2". Hai bên cũng trao đổi quan điểm về việc thực hiện các thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 6.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp trực tiếp. Ảnh: Getty Images.

Một trong những kết quả đáng chú ý trong cuộc gặp là đề xuất từ phía Nga về việc cùng dỡ bỏ tất cả hạn chế đối với các cơ quan đại diện ngoại giao của nhau ở mỗi nước, nhất trí nhóm công tác tiếp tục thảo luận về vấn đề ổn định chiến lược, phần mềm mã độc tống tiền, đối thoại về an ninh mạng, cũng như hợp tác chung về vấn đề hạt nhân Iran.

Có thể nói phủ bóng trong cuộc họp là cuộc khủng hoảng tại Ukraine - nơi Mỹ và phương Tây nhiều tuần qua cáo buộc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự tại biên giới để thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào Ukraine. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra một thông điệp đơn giản rằng Nga sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế quyết liệt nếu tấn công Ukraine.

Sau cuộc họp, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, Washington đang tính đến việc "áp dụng những biện pháp mà Mỹ chưa từng được đưa ra vào năm 2014", khi Nga sáp nhập Crimea.

Ông Sullivan nói thêm rằng, Tổng thống Biden đã khẳng định "trực tiếp và thẳng thắn" với nhà lãnh đạo Nga rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine, cũng như củng cố quan hệ đồng minh NATO trong khu vực.

Trước những lời đe dọa đến từ người đồng cấp Mỹ, Tổng thống Putin cũng thể hiện rõ ràng rằng ông sẽ không nhượng bộ. Một thông báo được điện Kremlin công bố chỉ rõ, Tổng thống Putin cho rằng, việc phương Tây đổ mọi trách nhiệm liên quan đến những căng thẳng tại Ukraine hiện nay lên Moscow là hoàn toàn sai lầm.

Tổng thống Putin cũng yêu cầu "những đảm bảo pháp lý mang tính ràng buộc và đáng tin cậy" từ phương Tây mà theo đó NATO sẽ không mở rộng về phía Đông theo hướng biên giới của Nga hoặc triển khai các hệ thống vũ khí tấn công ở Ukraine.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã lao dốc đáng báo động kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức hồi tháng 1. Chính quyền Tổng thống Biden đã áp các lệnh trừng phạt lên Nga và cáo buộc điện Kremlin can thiệp bầu cử Mỹ, tấn công mạng cùng với các vấn đề liên quan đến nhân vật đối lập Alexei Navalny. Giới quan sát cho rằng, những vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ song phương đều là những bất đồng khó hóa giải và lập trường của hai bên sẽ ít khả năng "xích lại gần nhau".

Bởi vậy, không ai kỳ vọng sẽ có đột phá chỉ sau một cuộc hội đàm. Cố vấn Điện Kremlin về các chính sách đối ngoại, Yuri Ushakov, cho biết: "Vẫn chưa có bước đột phá nào và hai bên vẫn còn nhiều lo ngại. Kết quả không làm hài lòng cả Mỹ và Nga".

Tuy nhiên, cuộc họp trực tuyến này cũng cho thấy xu thế đối thoại vẫn đang được duy trì trong quan hệ Nga - Mỹ. "Thật khó để mong đợi những đột phá nhanh chóng, nhưng lãnh đạo hai nước cũng cho thấy thái độ thiện chí tiếp tục đối thoại và thảo luận về những vấn đề nhạy cảm giữa hai bên", ông Ushakov cho biết.

Bất chấp căng thẳng suốt nhiều năm, giới chức hai nước đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc và trao đổi cấp cao thời gian gần đây. Đáng chú ý là cuộc gặp ngày 2/12 giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại Thụy Điển, cuộc điện đàm hôm 23/11 giữa Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley và Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov, hay cuộc điện đàm giữa Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 17/11. Bản thân Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Biden cũng đã 5 lần đối thoại trong năm nay, tính cả cuộc hội đàm trực tuyến ngày 7/12.

Marcus Holmes, Giáo sư tại Đại học William & Mary, Mỹ, cho rằng, hai bên đều nhận thấy cần hạ nhiệt căng thẳng trước khi những khác biệt sâu sắc đang manh nha biến thành một cuộc khủng hoảng toàn diện. Cả hai ông Putin và Biden đều là những nhà lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm ngoại giao và từng trao đổi với nhau trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, sự "quen biết" không có nghĩa là có thể dễ dàng tránh khỏi bất đồng và một cuộc gặp này sẽ không thể thay đổi tình hình bởi vấn đề giữa hai bên là sự xung đột về lợi ích chứ không phải do thiếu sự trao đổi.

Trong khi đó, chuyên gia Andrey Bystritskiy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ phát triển và hỗ trợ, Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, nhận định trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng như hiện nay, thông điệp quan trọng nhất qua cuộc hội đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ chính là hai bên sẵn sàng đối thoại, đàm phán, tham vấn. Điều đó cho phép hai bên có thể thiết lập phương thức đối thoại trong mọi lĩnh vực để có thể khắc phục những bất đồng.

Tiến Dũng (TH)

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文