Tiếp tục nỗ lực ngăn chặn xung đột lan rộng tại Trung Đông

05:57 13/11/2024

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Arab - Hồi giáo bất thường lần thứ hai diễn ra hôm 11/11 (giờ địa phương) tại Thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra tại Dải Gaza, chia sẻ những quan điểm, đề xuất và chính sách liên quan đến vấn đề này với hy vọng đạt được sự đồng thuận và đoàn kết trong việc ủng hộ quyền lợi của người Palestine.

Được tổ chức trong bối cảnh xung đột Israel - Palestine leo thang nghiêm trọng, đặc biệt là tại Dải Gaza, hội nghị tập trung vào các chủ đề chính, bao gồm lên án các hành động quân sự của Israel tại Gaza, bảo vệ quyền lợi của người Palestine và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Arab - Hồi giáo bất thường lần thứ hai.

Các nhà lãnh đạo Arab và Hồi giáo thảo luận về việc sử dụng các công cụ ngoại giao và kinh tế để gây sức ép lên Israel và kêu gọi sự can thiệp của Liên hợp quốc (LHQ) để giải quyết tình hình. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã lên án mạnh mẽ hành động quân sự của Israel, đặc biệt là việc tấn công các khu vực dân cư tại Gaza, gây ra thương vong lớn và thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng.

Các quốc gia tham gia chỉ trích việc Israel sử dụng quyền tự vệ như một cái cớ cho các cuộc tấn công quy mô lớn, bất chấp các nguyên tắc quốc tế về bảo vệ dân thường. Theo đó, họ đã nhất trí huy động sự ủng hộ của quốc tế để đóng băng tư cách thành viên của Israel tại LHQ. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người Palestine, trong đó có quyền được sống và quyền tự quyết. Hội nghị tái khẳng định cam kết ủng hộ Palestine trong việc thành lập một nhà nước độc lập với lãnh thổ bao gồm Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem, dựa trên đường biên giới trước năm 1967.

Quyền của người Palestine tiếp tục là một vấn đề trung tâm, với nhiều nước cho rằng, cuộc xung đột chỉ có thể kết thúc khi Israel tôn trọng quyền lợi của người Palestine. Hội nghị kêu gọi LHQ có các biện pháp ràng buộc để chấm dứt xung đột, bao gồm việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Israel không tuân thủ các nghị quyết quốc tế. Nhiều quốc gia Arab và Hồi giáo kỳ vọng rằng, LHQ sẽ can thiệp mạnh mẽ hơn và kêu gọi Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết bảo vệ người dân Palestine, chấm dứt các hoạt động quân sự và mở ra các lối tiếp cận nhân đạo cho những người dân đang gặp khó khăn tại Gaza.

Mặc dù có nhiều điểm đồng thuận, song tại hội nghị cũng xuất hiện những bất đồng trong các biện pháp cụ thể. Một số quốc gia, như Algeria và Lebanon, ủng hộ biện pháp trừng phạt kinh tế các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Israel để gây sức ép đối với Tel Aviv. Họ đề xuất cắt giảm hoặc ngừng cung cấp dầu cho Israel, đồng thời áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại khác.

Theo quan điểm của các nước này, biện pháp trừng phạt kinh tế là một công cụ hiệu quả để đạt được các mục tiêu chính trị. Ngược lại, các quốc gia như UAE và Bahrain - các nước đã bình thường hóa quan hệ với Israel lại phản đối các biện pháp trừng phạt cứng rắn, do lo ngại có thể làm gia tăng căng thẳng cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế và an ninh trong khu vực. Thay vì áp dụng các biện pháp cứng rắn, họ kêu gọi đối thoại và tìm kiếm giải pháp thông qua ngoại giao và đàm phán hòa bình.

Mặc dù vậy, trong Tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị, các nhà lãnh đạo kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế để áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel cũng như “đóng băng” tư cách thành viên của nước này tại LHQ, nhấn mạnh “đây sẽ là một bước đi đưa mọi thứ vào đúng vị trí”. Tuyên bố chung cũng cảnh báo về những nguy cơ xung đột leo thang và mở rộng trong khu vực, vốn đã kéo dài hơn một năm ở dải Gaza và giờ đã lan sang cả Lebanon, cùng với những hành vi được cho là vi phạm chủ quyền của Iraq, Syria và Iran, mà thiếu đi các hành động ngăn chặn quyết liệt từ cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố vì vậy hối thúc phải tăng cường các hành động tập thể hiệu quả hơn nhằm buộc Israel phải tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời lên án tiêu chuẩn kép trong việc áp dụng luật pháp quốc tế, luật nhân đạo quốc tế và Hiến chương LHQ. Bên cạnh kêu gọi cung cấp mọi hình thức hỗ trợ chính trị, ngoại giao và bảo vệ quốc tế cho người dân Palestine, tuyên bố chung đồng thời thúc giục Hội đồng Bảo an phản hồi sự đồng thuận quốc tế thể hiện qua nghị quyết của Đại hội đồng LHQ thông qua vào ngày 10/5/2024, trong đó ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của LHQ.

Sự tham gia của các quốc gia lớn trong khu vực như Saudi Arabia, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần quan trọng vào các cuộc thảo luận tại hội nghị. Saudi Arabia, nước chủ nhà của hội nghị, đã nỗ lực thúc đẩy đoàn kết trong khối Arab - Hồi giáo và tạo ra không gian để các nước có thể bày tỏ quan điểm.

Saudi Arabia kêu gọi sự đoàn kết giữa các quốc gia Hồi giáo trong việc bảo vệ người Palestine và cam kết hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tại Gaza. Trong khi đó, Iran là một trong những quốc gia lên án mạnh mẽ nhất các hành động của Israel và kêu gọi các nước trong khối đoàn kết hỗ trợ người Palestine.

Tehran cho rằng, cần phải hành động quyết liệt hơn, bao gồm cả việc xem xét quân đội Israel là một tổ chức khủng bố. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các biện pháp quốc tế và kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức toàn cầu như LHQ. Quốc gia này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các lối tiếp cận nhân đạo cho người dân tại Gaza và hỗ trợ tài chính, vật tư y tế để giúp đỡ những người đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột.

Hội nghị Thượng đỉnh Arab - Hồi giáo bất thường lần thứ hai đã tạo ra một diễn đàn quan trọng cho các nước Arab và Hồi giáo để thảo luận và xác định các bước đi tiếp theo đối với cuộc xung đột Israel - Palestine. Mặc dù không đạt được giải pháp cuối cùng, hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.

Trong thời gian tới, các nước tham gia hội nghị sẽ cần hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy các biện pháp ngoại giao và tăng cường sự can thiệp của các tổ chức quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực và khủng hoảng nhân đạo tại Gaza. Đồng thời, các nước trong khối sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc cân bằng giữa lợi ích quốc gia và sự đoàn kết khu vực để tạo ra một giải pháp hòa bình bền vững cho người Palestine và khu vực Trung Đông.

Khổng Hà

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Khi bụi lắng xuống sau các trận oanh tạc vào Dải Gaza, thi thể hàng ngàn người Palestine bị vùi lấp lẫn với gạch đá, rất khó phân biệt ai đến từ Hamas, ai là dân thường cố gắng vật lộn tìm đường sống. Ngay cả khi không chết vì bom đạn, cuộc sống ngột ngạt trong cảnh vây hãm tại dải đất hẹp bên Địa Trung Hải đang từng ngày chôn vùi những giấc mơ sống bình dị nhất…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文